Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình luôn ý thức việc xây dựng và gìn giữ phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa của từng địa phương. Đặc biệt là bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc, văn hóa gia đình là nòng cốt tạo nên một Hòa Bình giàu bản sắc, mang những giá trị phong phú về đời sống văn hóa. Những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong tỉnh luôn chú trọng xây dựng, phát triển hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Hòa Bình trong giai đoạn mới.


Hội LHPN huyện Lạc Sơn tổ chức hội thi tuyên truyền kiến thức về Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống bạo lực gia đình và Luật Bảo vệ trẻ em năm 2024.

Đồng chí Bùi Xuân Trường, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL cho biết: Gia đình là tế bào của xã hội, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, chống lại tai, tệ nạn xã hội. Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc là một trong các mục tiêu quan trọng phát triển KT-XH. Trong những năm qua, thực hiện chỉ đạo của Bộ VH-TT&DL, hàng năm, tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo về thực hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030; thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (PCBLGĐ) năm 2022; Chương trình giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình đến năm 2030; Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình gắn với xây dựng môi trường phát triển con người trên địa bàn tỉnh. Hướng dẫn các cấp, ngành tổ chức thực hiện các mục tiêu của Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030 và các chương trình, kế hoạch về công tác gia đình gắn với thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”.

Điểm nhấn là công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức trong nhân dân về vị trí, vai trò của gia đình trong xã hội hiện nay được tăng cường. Hàng năm, các sở, ban, ngành, đoàn thể, thành viên Ban Chỉ đạo công tác gia đình từ tỉnh đến cơ sở chủ động tổ chức các hoạt động tuyên truyền hưởng ứng Ngày Quốc tế hạnh phúc (20/3); Ngày Quốc tế gia đình (15/5); Ngày Gia đình Việt Nam (28/6) và Tháng hành động quốc gia về PCBLGĐ; Ngày Quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái (25/11) và Tháng hành động vì bình đẳng giới và PCBLGĐ trên cơ sở giới. Nhờ đó, công tác PCBLGĐ trên địa bàn tỉnh đạt được những kết quả nhất định. Đến năm 2023, toàn tỉnh có 1.488 câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững, 1.365 nhóm PCBLGĐ, 827 địa chỉ tin cậy ở cộng đồng. Việc thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; xây dựng các mô hình điểm đã góp phần giảm số vụ bạo lực gia đình (BLGĐ) trên địa bàn tỉnh. Năm 2013, toàn tỉnh xảy ra 447 vụ BLGĐ, đến năm 2023 giảm còn 72 vụ.

Bên cạnh đó, phong trào xây dựng gia đình văn hóa được các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị và nhân dân tham gia. Năm 2023, toàn tỉnh có 191.833/217.326 hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa. Nhiều mô hình gia đình điển hình tiêu biểu được cơ sở suy tôn và tuyên dương, tiêu chí công nhận danh hiệu "Gia đình văn hóa” chất lượng ngày càng được nâng cao theo các tiêu chuẩn quy định của Bộ VH-TT&DL, của tỉnh, góp phần xây dựng và phát huy hệ giá trị gia đình trên địa bàn.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác xây dựng và phát triển hệ giá trị gia đình trên địa bàn tỉnh còn những tồn tại, hạn chế. Trong đó, công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai của một số cấp ủy Đảng, chính quyền chưa đầu tư nguồn lực cho công tác PCBLGĐ. Công tác phối hợp giữa các sở, ban, ngành, đoàn thể và địa phương có lúc, có nơi chưa đồng bộ. Việc triển khai, nhân rộng mô hình về PCBLGĐ ở một số địa phương tuy có tăng về số lượng xong hoạt động hiệu quả chưa cao. Chất lượng và hiệu quả hoạt động của các mô hình địa chỉ tin cậy, các CLB gia đình phát triển bền vững tại cộng đồng ở một số cơ sở còn thấp...

Để tiếp tục xây dựng hệ giá trị gia đình trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, trong thời gian tới, tỉnh tập trung một số giải pháp như: Đưa công tác gia đình là một nội dung quan trọng trong các kế hoạch, chương trình công tác thường xuyên của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các địa phương cơ sở, gắn các chỉ tiêu về gia đình với các chỉ tiêu phát triển KT-XH của địa phương. Tiếp tục tăng cường công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, gia đình và cộng đồng về vị trí, vai trò của gia đình. Tiếp tục giữ gìn giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc Hòa Bình, là cốt lõi bảo tồn bản sắc văn hóa, khơi dậy tình yêu, niềm tự hào dân tộc, gìn giữ và phát huy những giá trị nhân văn như đời sống văn hóa, phong tục, ẩm thực, trang phục, lễ hội… của mỗi dân tộc. Nâng cao các hoạt động phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, các thiết chế văn hóa ở cơ sở. Tạo môi trường sinh hoạt văn hóa lành mạnh, gắn kết tình yêu thương cùng nhau vun đắp xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc và xây dựng quê hương.

Hương Lan


Các tin khác


Văn hóa - động lực phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Cao Phong

Trong những năm qua, huyện Cao Phong chú trọng xây dựng và phát triển văn hóa không chỉ trong đời sống mà còn trong chính trị và kinh tế. Đây là 1 trong 6 nhiệm vụ quan trọng Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Cao Phong lần thứ XVII và XVIII đề ra, nhằm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Gìn giữ văn hóa dệt thổ cẩm của đồng bào Bahnar

Đối với người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên nói chung và đồng bào dân tộc Bahnar nói riêng, nghề dệt thổ cẩm truyền thống được xem như "linh hồn” của cả cộng đồng vì mang đậm những nét văn hóa rất riêng. Trước thực trạng thế hệ trẻ ngày càng xa rời những giá trị truyền thống, những nghệ nhân Bahnar lớn tuổi đang nỗ lực truyền đạt nghề dệt thổ cẩm nhằm bảo tồn, phát triển nét văn hóa đặc sắc này.

Huyện Lạc Sơn: 168 học viên tập huấn triển khai công tác kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể

Ngày 28/10, Bảo tàng tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn triển khai công tác kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn huyện Lạc Sơn. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Dự án "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 của Chính phủ.

Tuyên truyền nội dung giá trị di tích quốc gia đặc biệt Mái đá làng Vành, xã Yên Phú 

Ngày 28/10, tại Trường TH&THCS Yên Phú (Lạc Sơn), Bảo tàng tỉnh Hòa Bình tổ chức chương trình tuyên truyền nội dung giá trị di tích quốc gia đặc biệt Mái đá làng Vành, xã Yên Phú. Gần 200 học sinh, cán bộ, giáo viên nhà trường tham dự chương trình.

Khi múa đương đại tìm đến yếu tố dân tộc

Trong bối cảnh hội nhập và giao lưu văn hóa diễn ra mạnh mẽ, cũng như nhiều lĩnh vực khác, nghệ thuật múa Việt Nam cần tiếp thu hơi thở, nhịp điệu mới để phù hợp cuộc sống đương đại. Nhưng, hòa nhập đòi hỏi không được hòa tan là vấn đề cấp thiết và "chìa khóa” để giải mã vấn đề này không gì khác chính là tìm về yếu tố văn hóa, bản sắc truyền thống của cha ông. Đó là lý do nhiều tác phẩm múa đương đại Việt Nam đang lựa chọn hướng đi tích hợp giữa tính dân tộc và hiện đại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục