Là 1 trong 4 vùng Mường cổ của tỉnh, trong những năm qua, hoạt động văn hóa, văn nghệ (VHVN) trên quê hương Mường Động - Kim Bôi diễn ra sôi nổi, trở thành "món ăn" tinh thần thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Qua đó góp phần nâng cao đời sống của nhân dân, thực hiện hiệu quả phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" trên địa bàn.
Huyện Kim Bôi chú trọng truyền dạy văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ. Ảnh chụp tại Trường mầm non Bắc Sơn, xã Hùng Sơn.
Gặp chị Bùi Thanh Hoa, xã Vĩnh Đồng vào thời điểm huyện Kim Bôi chuẩn bị tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ về thăm, làm việc với Huyện ủy Kim Bôi (1964 - 2024) và 65 năm ngày thành lập huyện (1959 - 2024), chị Hoa chia sẻ: Chị em trong đội văn nghệ tích cực luyện tập chiêng Mường để chào đón khách về dự lễ kỷ niệm. Qua đó khơi dậy thêm niềm tự hào về quê hương Mường Động giàu bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc Mường.
Không chỉ ở xã Vĩnh Đồng, hoạt động VHVN diễn ra sôi nổi, rộng khắp ở các ngành, đoàn thể, địa phương góp phần thỏa mãn nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ của người dân. Các loại hình trình diễn dân gian ngày càng được quan tâm bảo tồn và phát huy như: trình tấu chiêng Mường, dân ca và các điệu múa dân tộc Mường, Dao…; mo Mường và các hoạt động tín ngưỡng tại lễ hội… Hàng năm, lễ hội Mường Động được tổ chức vào ngày mồng 8 Tết Nguyên đán tại xã Vĩnh Đồng thu hút đông diễn viên quần chúng tham gia vào các hoạt động VHVN, rước kiệu, trình diễn chiêng Mường...
Đồng chí Nguyễn Vũ Hòa, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Kim Bôi cho biết: Toàn huyện hiện có 158 đội văn nghệ xóm, khu dân cư; 1 nhà văn hoá huyện; 13/17 nhà văn hóa xã, thị trấn; 149/158 nhà văn hóa xóm, bản và 17 câu lạc bộ (CLB) chiêng Mường, bảo tồn văn hóa Mường, dân ca Mường, mo Mường thường xuyên hoạt động. Đội văn nghệ và CLB là nơi nuôi dưỡng, phát triển các tiềm năng về VHVN quần chúng, đặc biệt là truyền dạy văn hóa dân gian cho thế hệ trẻ. Tiêu biểu có CLB bảo tồn văn hóa dân tộc Mường xóm Lục Đồi, thị trấn Bo; CLB chiêng và hát dân ca xã Đú Sáng… Trong 10 năm gần đây, huyện tổ chức 15 hội thi, hội diễn nghệ thuật quần chúng, tuyên truyền cổ động, liên hoan văn nghệ dân gian và hội thi của các ngành; mở 10 lớp tập huấn truyền dạy chiêng Mường, dân ca Mường. Huyện có 1 nghệ nhân được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú, 6 ông mo được Hiệp hội UNESCO Việt Nam cấp bằng công nhận nghệ nhân mo Mường.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động VHVN quần chúng tại cơ sở trên địa bàn huyện còn một số khó khăn như: Nguồn kinh phí hoạt động eo hẹp, quỹ đất để xây dựng nhà văn hóa, sân chơi, bãi tập không có, cơ sở vật chất và trang thiết bị thiếu, nhất là địa bàn vùng sâu, xa...
Để đẩy mạnh phong trào VHVN, thời gian tới, huyện Kim Bôi tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền về công tác VHVN quần chúng. Nâng cao chất lượng đời sống văn hóa tại cơ sở, đặc biệt là phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa. Hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa tại cơ sở; hỗ trợ xây dựng các CLB VHVN, đội văn nghệ, quan tâm phát triển các hoạt động văn nghệ dân gian nhằm tạo ra các sản phẩm văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Làm tốt công tác quản lý hoạt động văn nghệ quần chúng. Chú trọng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý công tác VHVN trên địa bàn. Đề xuất các chế độ, chính sách, mức đầu tư cho hoạt động nghệ thuật quần chúng. Tập huấn chuyên môn, bồi dưỡng về nghiệp vụ và chính trị cho đội ngũ văn nghệ sĩ, nghệ nhân dân gian. Củng cố, đổi mới hoạt động các CLB, Hội nghề nghiệp liên quan tới hoạt động văn học, nghệ thuật nhằm nâng cao khả năng tập hợp, đoàn kết, phát huy sức sáng tạo của đội ngũ văn nghệ sĩ, nghệ nhân. Bên cạnh đó, quan tâm phát huy khả năng sáng tạo của nhân dân, khuyến khích quần chúng tham gia sáng tạo, bảo tồn, trao truyền và phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc.
Hương Lan
"Lên tiếng cho mai sau” là chủ đề của Liên hoan phim tài liệu về phát triển bền vững diễn ra từ ngày 30/10 đến 3/11 tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia 87 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội.
"Then là nguồn cội văn hóa, tài sản vô giá, linh hồn của người Tày. Là người trẻ sinh ra trong nếp nhà sàn của người Tày và lớn lên cùng những câu hát "Ới la” mình càng phải tìm hiểu, lưu giữ hồn cốt của dân tộc". Đó là những tâm sự, trải lòng của các thành viên Câu lạc bộ hát Then, đàn Tính xã Tân Trào (huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) trong hành trình lưu giữ làn điệu Then.
Chiều 29/10, Ban Tổ chức Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024 công bố chương trình lễ hội này.
Trong những năm qua, huyện Cao Phong chú trọng xây dựng và phát triển văn hóa không chỉ trong đời sống mà còn trong chính trị và kinh tế. Đây là 1 trong 6 nhiệm vụ quan trọng Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Cao Phong lần thứ XVII và XVIII đề ra, nhằm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
Đối với người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên nói chung và đồng bào dân tộc Bahnar nói riêng, nghề dệt thổ cẩm truyền thống được xem như "linh hồn” của cả cộng đồng vì mang đậm những nét văn hóa rất riêng. Trước thực trạng thế hệ trẻ ngày càng xa rời những giá trị truyền thống, những nghệ nhân Bahnar lớn tuổi đang nỗ lực truyền đạt nghề dệt thổ cẩm nhằm bảo tồn, phát triển nét văn hóa đặc sắc này.
Ngày 28/10, Bảo tàng tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn triển khai công tác kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn huyện Lạc Sơn. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Dự án "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 của Chính phủ.