Đền Chúa Thác Bờ nằm trong khu du lịch hồ Hoà Bình là điểm du lịch văn hoá tâm linh nổi tiếng. Vẻ đẹp hùng vĩ mà không kém phần thơ mộng của nơi được ví như "Vịnh Hạ Long” trên cạn, cùng bản sắc văn hoá các dân tộc Mường, Dao, Tày và sự linh thiêng của khu di tích đã trở thành điểm đến không thể bỏ qua của rất nhiều người dân trong tỉnh và du khách thập phương mỗi dịp Tết đến, Xuân về. 


Mùa lễ hội Xuân Ất Tỵ 2025 đền Chúa Thác Bờ đã được các cấp, các ngành chức năng và cấp uỷ, chính quyền địa phương chuẩn bị chu đáo từ cơ sở vật chất, trang trí cảnh quan, phương án đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, quản lý an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường… nhằm giúp du khách có chuyến du xuân an toàn, hoan hỉ. Bắt đầu từ mồng 2 Tết, điểm du lịch tâm linh nổi tiếng này luôn tấp nập du khách tới vãn cảnh, chiêm bái, cầu mong một năm bình an, tài lộc, may mắn.



Hồ Hoà Bình thuyền nối thuyền chở khách du xuân.



Đền Chúa Thác Bờ thuộc địa phận xã Thung Nai (Cao Phong) mỗi ngày đón hàng nghìn người tới chiêm bái.



Thành tâm cầu mong một năm an lành, may mắn.





Mặc dù rất đông tàu thuyền nhưng công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ được thực hiện tốt.



Đền thờ Chúa Thác Bờ thuộc địa phận xã Vầy Nưa (Đà Bắc) là chốn tâm linh không thể bỏ qua.



Vẻ đẹp kỳ vĩ của động Thác Bờ thu hút du khách.



Cùng với vãn cảnh, chiêm bái, sản phẩm cá nướng sông Đà được du khách xem là đặc sản hồ Hoà Bình không thể không thưởng thức.





Cá, tôm sông Đà luôn hấp dẫn thực khách.






Cá chiên giòn, thơm ngậy luôn được du khách thưởng thức ngay trong chuyến du xuân và không quên mua về làm quà.


Bình Giang


Các tin khác


Tỏa hương, khoe sắc trong vần thơ, điệu nhạc

Hòa Bình là vùng đất sử thi không chỉ đẹp bởi cảnh sắc thiên nhiên, giàu trầm tích văn hóa ẩn chứa trong đất, trong Mường được lưu danh với nền "Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng. Hơn thế, con người Hòa Bình chân tình, nồng hậu, mến khách…, tất cả tạo nên nét riêng, vốn có, tạo sức hút, nguồn cảm xúc để các thi sĩ, nhạc sĩ ghép nên những vần thơ, điệu nhạc say đắm lòng người.

Ý nghĩa ẩn sau những trò chơi dân gian của người Mường

Những trò chơi trong lễ hội dân gian Mường nói chung thường rất sơ khai, bắt nguồn từ thực tế cuộc sống (đi cà kheo, bắn nỏ, đu tre, đẩy gậy), mang tính cầu sinh sôi, nảy nở, mùa màng tốt tươi (ném còn, đánh khăng, đánh cù, đánh mảng…). Trò chơi dân gian của người Mường có thể chia làm 2 loại: Vui chơi sinh hoạt cộng đồng kết hợp thi đấu và cầu sinh thực khí (tín ngưỡng phồn thực).

Lên Đà Bắc đắm say văn hóa đồng bào vùng cao

Dịp cận Tết Nguyên đán, du khách gần xa háo hức đến huyện vùng cao Đà Bắc để có những trải nghiệm văn hóa độc đáo như học gói bánh truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số, tập viết chữ Tày cổ hoặc đắm say trong những làn điệu khắp Tày…

Biểu diễn nghệ thuật và bắn pháo hoa rực rỡ đêm giao thừa tại các huyện

Trong đêm chờ đón thời khắc giao thừa, cùng với thành phố Hòa Bình, các huyện trong tỉnh đã tổ chức chương trình biểu diễn nghệ thuật và bắn pháo hoa chào đón năm mới. Nhân dân các địa phương nô nức đổ về trung tâm diễn ra các sự kiện để cùng chào đón năm mới, chúc nhau sức khỏe, bình an, hạnh phúc.

Nét đẹp trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Hoà Bình có di sản văn hóa vật thể, phi vật thể phong phú, trong đó phải kể đến tín ngưỡng thờ Mẫu là nét văn hóa đặc trưng, phổ biến, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn. Tín ngưỡng thờ Mẫu còn được biết dưới cái tên Đạo Mẫu không chỉ là tín ngưỡng tôn giáo đơn thuần. Thông qua truyền thuyết, câu chuyện lịch sử cùng những nghi lễ và lễ hội, đặc biệt trong hình thức diễn xướng vô cùng độc đáo, Đạo Mẫu thực sự là một bảo tàng sống của văn hóa truyền thống, cần thiết được lưu truyền.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục