Hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian keng loóng gắn liền với sự tồn tại, phát triển của đồng bào dân tộc Thái huyện Mai Châu. Trải qua thời gian dài gắn liền với đời sống người dân, từ công cụ lao động phổ biến hàng ngày, keng loóng trở thành hình thức nghệ thuật đặc sắc nhờ tạo nên những âm hưởng giàu cảm xúc, đầy cuốn hút.


Tục lệ con trai quăng chài, con dâu keng loóng được tái hiện trong không gian lễ hội Xên Mường của đồng bào dân tộc Thái huyện Mai Châu.

Từ không gian thiêng…

Cũng như nhiều tộc người khác, người Thái Mai Châu có quan niệm tín ngưỡng vạn vật hữu linh. Trong gia đình, những dụng cụ lao động cùng các vật nuôi gia súc, gia cầm (trâu, bò, lợn, gà…) đều được coi trọng. Vào ngày Tết, họ thường làm mâm cơm cúng mời hồn các dụng cụ về ăn Tết và loóng cũng vậy.

Đồng chí Ngần Văn Tuấn, Trưởng phòng Văn hoá - Thông tin huyện Mai Châu. Bản sắc văn hóa của mỗi cộng đồng có ảnh hưởng rất lớn đến hành vi, ứng xử của mỗi cá nhân trong xã hội và đối với thiên nhiên. Keng loóng là một di sản mang tính đại diện thể hiện rõ nét bản sắc văn hóa người Thái Mai Châu. Đồng bào xem loóng như một phương tiện đưa linh hồn người đã khuất về Mường Trời. Trước đây, trong đám tang của người Thái Mai Châu, bắt buộc có tục lệ con trai cả quăng chài, con dâu keng loóng. Việc con dâu keng loóng trong tang ma đã cho thấy vai trò, ý nghĩa của keng loóng trong nghi lễ của cộng đồng và không phải tự nhiên mà họ lại keng loóng trong nhiều loại nhạc cụ dân tộc để gõ trong tang ma. Loóng có ưu thế về âm lượng, âm sắc, khoảng âm rộng. Đặc biệt, những âm hình tiết tấu mà người Thái gõ trên loóng rất đa dạng, có tính chất thúc giục, tạo cảm nhận chung khi nghe là sự lạc quan, thể hiện niềm tin, khát vọng, mong ước những điều tốt đẹp sẽ đến với người đã khuất ở trên Mường Trời.

Sinh hoạt keng loóng còn phản ánh sự đa dạng văn hóa và sáng tạo của đồng bào dân tộc Thái huyện Mai Châu. Trước đây, loóng là một dụng cụ rất quan trọng, cần thiết trong mỗi gia đình nơi đây với chức năng chính là giã lúa. Từ công cụ sản xuất nông nghiệp đơn thuần đến tính âm nhạc đặc sắc trong diễn tấu các bài của keng loóng phản ánh sâu sắc tâm tư, tình cảm, ước mơ về một cuộc sống yên bình, no đủ, hạnh phúc. Keng loóng và âm nhạc trong keng loóng đã trở thành nét đẹp trong tâm hồn, tâm thức, là ngôn ngữ giao tiếp xã hội, giao tiếp với trời đất, với thần linh… được cả cộng đồng trân trọng gìn giữ. Sinh hoạt keng loóng cùng với thời gian đã song hành, nâng đỡ, nuôi dưỡng tâm hồn, tình cảm của mỗi người trong cộng đồng bản làng và suốt quá trình hình thành, phát triển của dân tộc.

Những bậc cao niên xã Chiềng Châu khẳng định, vì vai trò quan trọng như vậy nên loóng được người Thái ứng xử cũng có nét đặc biệt, như là đi vào rừng tìm gỗ làm loóng phải chọn ngày tốt, rồi khi làm xong phải chọn ngày để kéo về. Ngày kéo loóng mới về là ngày vui của riêng gia đình nhưng cũng là niềm vui của bản làng.

Trở thành hình thức sinh hoạt cộng đồng

Cũng theo đồng chí Ngần Văn Tuấn, Trưởng phòng Văn hoá - Thông tin huyện Mai Châu, có lẽ hiếm nơi nào, dân tộc nào lại có sự sáng tạo như người Thái Mai Châu đã biết biến đồ dùng, công cụ lao động thiết yếu hàng ngày thành một loại nhạc cụ độc đáo. Hình thức biểu diễn gõ chày vào loóng được cách điệu như là điệu múa. Chày gõ vào loóng để tạo ra những âm thanh đều, vui nhộn. Mặc dù động tác đơn giản nhưng ngoài việc gõ vào loóng, những người tham gia diễn tấu còn tuân thủ các yếu tố như cơ cấu tổ chức người diễn tấu, điều kiện diễn tấu, phương thức và kỹ thuật diễn tấu, các nguyên tắc âm nhạc và bài bản. Hình thức nghệ thuật trong diễn tấu keng loóng được chắt lọc, sáng tạo, thể hiện qua những tiết tấu đa dạng, âm hưởng sinh động.


Học sinh Trường TH&THCS Pù Bin, xã Thành Sơn (Mai Châu) biểu diễn nghệ thuật múa keng loóng.

Có điều kiện thuận lợi về địa lý, khí hậu, môi trường để phát triển kinh tế du lịch, các giá trị văn hóa người Thái huyện Mai Châu đã tạo nên sức hút mạnh mẽ đối với du khách. Cùng với đó, nhiều đội văn nghệ được thành lập, xây dựng những chương trình biểu diễn hấp dẫn mang đậm bản sắc với đa dạng hình thức biểu diễn, như: múa, hát dân ca, thổi khèn, pí, nhảy sạp… Đặc biệt, sinh hoạt keng loóng đã được các đội văn nghệ đưa vào chương trình biểu diễn chính thức. Ngày nay, các bản làng người Thái đều có đội keng loóng. Khi biểu diễn phục vụ khách, họ thường chơi các bài truyền thống như keng loóng trong lễ cơm mới, hay bài "Ếch ăn trăng” được kết hợp thêm trống, chiêng hoặc cả múa vào keng loóng, làm cho du khách thích thú khi nghe những tiết tấu sôi nổi.

Năm 2024, sinh hoạt keng loóng của người Thái huyện Mai Châu được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Từ đây, niềm tự hào, ý thức bảo tồn di sản trong nhân dân càng được nhân lên. Mọi ngày vui, cuộc vui của cộng đồng, xóm bản, dịp lễ hội đều không thể thiếu sinh hoạt văn hóa keng loóng. Du khách thích thú thưởng thức và trải nghiệm điệu múa keng loóng độc đáo. Ngoài thành lập các câu lạc bộ keng loóng, ở nhiều trường học có đông con em người Thái theo học đang triển khai truyền dạy và thường xuyên tổ chức các hoạt động thực hành keng loóng nhằm phát huy giá trị, giáo dục để thấm sâu hơn tình yêu văn hóa dân tộc Thái nói chung, nhạc cụ keng loóng nói riêng trong mọi thế hệ .

Bùi Minh


Các tin khác


Lên Đà Bắc đắm say văn hóa đồng bào vùng cao

Dịp cận Tết Nguyên đán, du khách gần xa háo hức đến huyện vùng cao Đà Bắc để có những trải nghiệm văn hóa độc đáo như học gói bánh truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số, tập viết chữ Tày cổ hoặc đắm say trong những làn điệu khắp Tày…

Tiếng chiêng Mường ngân vang giữa bầu trời Hà Nội

Trong nhiều sự kiện lớn của Thủ đô Hà Nội, tiếng chiêng của dân tộc Mường đã trở thành âm sắc đặc biệt, góp phần tạo nên bản hòa âm ngợi ca những giá trị văn hóa đã lắng đọng hàng nghìn năm cùng hồn thiêng sông núi Thăng Long. Giữa bầu trời Hà Nội, tiếng chiêng Mường ngân vang, tự tin hòa nhịp với đa thanh, đa sắc của tinh hoa văn hóa Việt Nam.

Biểu diễn nghệ thuật và bắn pháo hoa rực rỡ đêm giao thừa tại các huyện

Trong đêm chờ đón thời khắc giao thừa, cùng với thành phố Hòa Bình, các huyện trong tỉnh đã tổ chức chương trình biểu diễn nghệ thuật và bắn pháo hoa chào đón năm mới. Nhân dân các địa phương nô nức đổ về trung tâm diễn ra các sự kiện để cùng chào đón năm mới, chúc nhau sức khỏe, bình an, hạnh phúc.

Chương trình nghệ thuật mừng Đảng - mừng Xuân Ất Tỵ 2025

Tối 28/1 (tức 29/12 âm lịch, đêm giao thừa), tại Quảng trường Hòa Bình, chào mừng Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025) và chào đón năm mới Ất Tỵ 2025, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình tổ chức Chương trình nghệ thuật mừng Đảng - mừng Xuân. Tới dự có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Võ Ngọc Kiên, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và lãnh đạo một số sở, ngành tỉnh cùng đông đảo Nhân dân thành phố Hòa Bình.

Giữ tục đụng lợn ăn Tết giữa lòng thành phố

Đụng lợn ăn Tết là một phong tục đẹp của người mường Hòa Bình nói chung và người Mường ở phường Thịnh Lang, thành phố Hòa Bình nói riêng. Trong nhịp sống hiện đại, truyền thống văn hóa này vẫn được giữ gìn và lưu truyền ngay trong lòng thành phố.

Lưu giữ nét đẹp Tết cổ truyền

Năm nay, gia đình ông Bùi Văn Nỏm ở thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn) vui đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ sum vầy. Ngôi nhà sàn Mường ấm cúng được bày biện, trang hoàng tỉ mỉ. Mỗi góc đều mang không khí Tết xưa thay lời nhắn nhủ con cháu lưu giữ, phát huy giá trị văn hóa Tết cổ truyền.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục