Lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, đơn vị đang phối hợp với Công ty Trách nhiệm hữu hạn UALS (Hàn Quốc) triển khai Dự án quét 3D và chụp ảnh kỹ thuật số nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu số hóa không gian, kiến trúc độc đáo của Điện Thái Hòa vừa mới được trùng tu.
Điện Thái Hòa mang diện mạo bề thế khi được trùng tu.
Dự án này không chỉ phục vụ công tác bảo tồn mà còn hướng đến chuyển đổi số di sản, giúp tái hiện chân thực và lưu giữ giá trị văn hóa qua nền tảng số. Đây là tiền đề quan trọng trong việc bảo tồn, quảng bá di sản Huế đến du khách trong và ngoài nước.
Thời gian thực hiện quét 3D và chụp ảnh kỹ thuật số Điện Thái Hòa sẽ kéo dài đến hết năm 2025; quá trình xây dựng cơ sở dữ liệu sẽ hoàn thành vào tháng 6/2026 theo tiêu chuẩn của Việt Nam và quốc tế.
Điện Thái Hòa là công trình kiến trúc quan trọng, uy nghi và tráng lệ nhất trong Hoàng cung triều Nguyễn, biểu trưng cho cơ quan quyền lực của triều đình. Đây không chỉ là công trình kiến trúc, mà còn là nơi lưu giữ hệ thống văn thơ theo hình thức trang trí "nhất thi, nhất họa” độc đáo đã được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản Tư liệu thuộc Chương trình Ký ức Thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích Điện Thái Hòa được khởi công vào tháng 11/2021 với tổng vốn đầu tư gần 129 tỷ đồng. Sau 3 năm thi công, cuối tháng 11/2024, dự án đã về đích trước thời hạn 9 tháng và trở thành điểm đến tham quan không thể bỏ qua của du khách khi đến với Đại Nội Huế.
Theo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Điện Thái Hòa được vua Gia Long cho xây dựng vào năm 1805 tại khu vực Đại Cung môn. Đến năm 1833, vua Minh Mạng cho xây dựng lại công trình ở vị trí hiện nay. Đây là nơi Hoàng đế ngự ngai vàng, tổ chức các buổi thiết triều, đại lễ và nghi thức quan trọng, ghi dấu lịch sử thăng trầm của 13 vị Hoàng đế nhà Nguyễn.
Theo Baotintuc.vn
Ngày 12/2 (tức 15 tháng Giêng), UBND xã Hợp Tiến, huyện Kim Bôi tổ chức Lễ hội chùa Sim Xuân Ất Tỵ năm 2025. Lễ hội đã đón đông đảo người dân và du khách đến lễ chùa, vãn cảnh.
Từ ngày 9 - 13/2 (tức 12 - 16 tháng Giêng), xã Yên Trị, huyện Yên Thủy tổ chức Tuần lễ văn hóa mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025 với chuỗi hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, lễ hội ẩm thực.
Các lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh thường diễn ra vào dịp đầu Xuân, đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch được tổ chức phục vụ nhân dân vui Xuân, đón Tết. Năm nay, để đảm bảo an toàn hoạt động lễ hội Xuân Ất Tỵ, các cấp, ngành, địa phương tích cực phối hợp tổ chức đảm bảo trang trọng, đúng nghi lễ truyền thống, thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội.
Ngày 9/2, tức ngày 12 tháng Giêng, UBND xã Văn Sơn (Lạc Sơn) đã tổ chức chương trình khai hội đình Khênh Xuân Ất Tỵ 2025. Tham dự lễ hội có các đại biểu khách từ các huyện, thành phố trong tỉnh cùng đông đảo du khách và nhân dân.
Trong ngày làm việc, học tập đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, hàng nghìn nữ công chức, viên chức ở các cơ quan, đơn vị; các em học sinh từ lớp 9 trở lên thuộc các trường học trên địa bàn huyện Lạc Sơn đã hưởng ứng mặc trang phục truyền thống dân tộc Mường với sắc màu áo váy hoa văn thổ cẩm, tạo hình ảnh đẹp, dấu ấn về tinh thần giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống trong nhân dân.
Sáng 9/2 (tức ngày 12 tháng Giêng), tại Trường Trung học Phổ thông Trần Phú, thành phố Vĩnh Yên, Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức Ngày thơ Việt Nam lần thứ 23 - Xuân Ất Tỵ 2025 và tọa đàm "Thơ Việt Nam sau 50 năm đất nước thống nhất” (1975 - 2025).