Sáng 27/3, Tỉnh Đoàn Hoà Bình phối hợp Hội đồng Đội tỉnh tổ chức khai mạc triển lãm tranh Cuộc thi vẽ tranh "Bác Hồ với thiếu nhi - Thiếu nhi với Bác Hồ”. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ tỉnh Hoà Bình lần thứ X, năm 2025.
Các đại biểu và học sinh tham quan triển lãm tranh "Bác Hồ với thiếu nhi - Thiếu nhi với Bác Hồ".
Sau hơn 1 tháng triển khai cuộc thi vẽ tranh "Bác Hồ với thiếu nhi - Thiếu nhi với Bác Hồ”, Ban tổ chức đã nhận được 25 tác phẩm dự thi của thiếu nhi 10 huyện, thành phố trong tỉnh. Triển lãm đã trưng bày 25 tác phẩm dự thi. Các tác phẩm đều thể hiện niềm tự hào, lòng kính yêu của thiếu nhi đối với Bác Hồ; phong trào thi đua học tập, làm theo 5 điều Bác Hồ dạy.
Cuộc thi là cơ hội để các em nói lên những hiểu biết và tình cảm của mình đối với Bác Hồ kính yêu - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, thiết thực hưởng ứng phong trào "Thiếu nhi Hoà Bình thi đua làm theo 5 điều Bác dạy”. Đồng thời, thông qua cuộc thi khuyến khích các em tham gia các hoạt động mỹ thuật, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, phát triển năng khiếu hội họa.
Trước đó, đoàn đại biểu gồm 270 thiếu nhi tham dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2025 đã dâng hương và báo công tại Tượng đài Bác Hồ trên công trình thủy điện Hòa Bình.
Hoàng Dương
Không chỉ có giá trị về lịch sử, văn hóa, cây di sản còn là niềm tự hào của nhân dân địa phương. Vì vậy, công tác bảo tồn, phát huy giá trị cây di sản được xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu chú trọng thực hiện.
Có lẽ ít ai khi du lịch đến Quảng Ninh mà không ghé thăm để chiêm ngưỡng, khám phá "viên ngọc đen huyền bí” nằm bên bờ vịnh Hạ Long - Bảo tàng Quảng Ninh. Bảo tàng cuốn hút du khách bởi sự đẹp - độc - lạ, những giá trị lịch sử, văn hóa, địa lý, địa chất… qua các tầng hiện vật trưng bày.
Từ những bài thuốc gia truyền, đồng bào Dao ở xóm Tiến Lâm, xã Bắc Phong (Cao Phong) không chỉ duy trì nghề bốc thuốc Nam, mà còn từng bước nâng tầm, phát triển theo hướng chuyên nghiệp hơn. Nhờ sự kết hợp giữa kinh nghiệm dân gian và phương pháp sản xuất hiện đại, Hợp tác xã (HTX) thuốc Nam Ngọc Sáng đã tạo ra sản phẩm dược liệu chất lượng cao, vừa gìn giữ bản sắc dân tộc, vừa mang lại giá trị kinh tế thiết thực.
Hòa Bình có hai loại trống Đông Sơn: loại I Heger và loại II Heger. Trống Đông Sơn có khung niên đại từ thế kỷ IV trước công nguyên đến thế kỷ V sau công nguyên.
Trong thời kỳ tiền sử của Hòa Bình, nổi bật nhất và đặc trưng nhất là nền Văn hóa Hòa Bình (VHHB). Người Hòa Bình tự hào về lịch sử lâu đời của mình, là địa điểm đầu tiên được phát hiện và được mang tên của một nền văn hóa đặc trưng không chỉ cho riêng Việt Nam mà cho cả các nước Đông Nam Á và phía Nam Trung Quốc: VHHB. Từ việc khai quật các địa điểm di tích hang động tại vùng đá vôi Hòa Bình, năm 1927, nhà khảo cổ người Pháp M.Colani đã cho chúng ta biết đến một "Thời đại đá trong tỉnh Hòa Bình - Bắc Kỳ”. Đến ngày 30/1/1932, nền "VHHB” đã được Đại hội các nhà tiền sử Viễn Đông lần thứ nhất họp tại Hà Nội thừa nhận.
Hòa Bình tạo dấu ấn đối với du khách gần xa cũng bởi sự đa dạng trong lối sống, sinh hoạt và bản sắc văn hóa của các dân tộc anh em. Trên địa bàn tỉnh có 6 dân tộc chính cùng chung sống lâu đời (tổng số gần 90 vạn dân), đông nhất là dân tộc Mường chiếm 63,3% dân số; dân tộc Kinh chiếm 27,73%; dân tộc Thái chiếm 3,9%; dân tộc Tày chiếm 2,7%; dân tộc Dao chiếm 1,7%; dân tộc Mông chiếm 0,52%; các dân tộc khác chiếm 1,18%. Cùng với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, đồng bào các dân tộc tỉnh Hòa Bình luôn đoàn kết, chịu thương chịu khó, có ý chí phấn đấu vươn lên phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, mỗi dân tộc thể hiện được bản sắc văn hoá riêng biệt, độc đáo, tạo nên nền văn hóa đa dạng, phong phú, đặc sắc và hấp dẫn trên đất Hòa Bình…