Chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động dân vũ, thể dục thể thao sôi nổi, thu hút đông đảo hội viên tham gia. Các hoạt động không chỉ góp phần nâng cao đời sống tinh thần, rèn luyện sức khỏe, mà còn tạo sự gắn kết cộng đồng, bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống.


Câu lạc bộ chiêng Mường, chi hội phụ nữ xóm Rểnh, xã Miền Đồi (Lạc Sơn) có 16 thành viên tham gia.

Nhân kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 và hưởng ứng Tuần lễ Áo dài do Trung ương Hội LHPN Việt Nam phát động, Hội LHPN tỉnh đã tổ chức chương trình đồng diễn dân vũ trong trang phục áo dài và trang phục dân tộc; diễu hành hưởng ứng "Tuần lễ Áo dài". Sự kiện có sự tham gia của trên 1.500 cán bộ, hội viên, trong đó có nhiều hội viên danh dự là nam giới. Hoạt động này đã tạo hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ, khuyến khích chị em phụ nữ và cả nam giới tích cực tham gia phong trào dân vũ tại địa phương.

Không chỉ dừng lại ở cấp tỉnh, Hội LHPN các huyện và cơ sở cũng tổ chức các buổi giao lưu, đồng diễn dân vũ trong trang phục dân tộc truyền thống hoặc áo dài, góp phần khẳng định và gìn giữ vẻ đẹp văn hóa địa phương. Tiêu biểu có Hội LHPN huyện Lạc Sơn đã huy động 2.050 hội viên tham gia đồng diễn dân vũ trong trang phục áo dài và váy Mường. Đây là hoạt động nổi bật, thể hiện tinh thần đoàn kết và lòng tự hào dân tộc, góp phần tôn vinh vẻ đẹp truyền thống của phụ nữ Mường Hòa Bình. 

Chị Bùi Thị Thảo, hội viên phụ nữ huyện Lạc Sơn chia sẻ: "Tôi rất tự hào khi được cùng chị em trong toàn huyện tham gia đồng diễn trang phục dân tộc Mường tại 2 sự kiện lớn là chào năm mới 2025 với 1.500 chị em và chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 với 2.025 chị em. Đây không chỉ là hoạt động ý nghĩa tôn vinh vẻ đẹp của trang phục truyền thống, mà còn thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn kết của phụ nữ huyện nhà. Những khoảnh khắc đáng nhớ không chỉ là những bước chân uyển chuyển trong điệu múa, những tà váy, áo rực rỡ sắc màu, mà còn là nụ cười rạng rỡ, niềm vui phấn khởi của tất cả hội viên phụ nữ. Điều ấn tượng là những hình ảnh này được lưu giữ và lan tỏa mạnh mẽ trên các nền tảng truyền thông, truyền cảm hứng đến chị em phụ nữ ở các chi hội cơ sở, khuyến khích họ thêm tự tin, tự hào với bản sắc văn hóa của dân tộc mình".

Bên cạnh đó, hưởng ứng cuộc vận động "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại", Hội LHPN tỉnh đã tổ chức Giải bóng chuyền hơi dành cho cán bộ Hội LHPN các cấp với sự tham gia của 12 đội bóng. Ngoài ra, 5/10 đơn vị cấp huyện tổ chức giải bóng chuyền hơi phụ nữ, 2/10 đơn vị tổ chức giải bóng đá nữ cấp huyện. Các cấp Hội tích cực duy trì và thành lập mới nhiều câu lạc bộ (CLB) thể thao như: 364 CLB dân vũ; 256 CLB bóng chuyền hơi; 64 đội khiêu vũ. Thông qua hoạt động của các CLB, Hội lồng ghép tổ chức truyền thông nâng cao kiến thức, kỹ năng sống, giúp hội viên rèn luyện sức khỏe và có cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm trong cuộc sống, công việc.

Chị Hoàng Thị Lan, CLB bóng chuyền hơi huyện Lương Sơn bày tỏ: "Tôi thấy khỏe khoắn hơn từ khi tham gia CLB bóng chuyền hơi. Đây là sân chơi bổ ích giúp chúng tôi có cơ hội vận động, gặp gỡ và trao đổi kinh nghiệm sống. Nhờ đó, tinh thần cũng phấn chấn hơn".

Bên cạnh các hoạt động thể thao, Hội LHPN các cấp chú trọng đến việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường. Toàn tỉnh đã thành lập trên 60 mô hình CLB gìn giữ văn hóa dân tộc với sự tham gia của trên 1.850 thành viên. Các CLB tiêu biểu như: chiêng Mường, hát dân ca Mường, "Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường"… Hội cũng thường xuyên tổ chức các đêm giao lưu truyền thông, trình diễn trang phục dân tộc và hội thi nấu ăn với các món ăn truyền thống của dân tộc Mường. Những hoạt động này không chỉ giúp bảo tồn nét đẹp văn hóa, mà còn tạo sân chơi bổ ích, thu hút sự quan tâm của thế hệ trẻ, giúp họ hiểu biết, yêu quý những giá trị truyền thống. 

Các hoạt động dân vũ, thể dục thể thao kết hợp bảo tồn văn hóa dân tộc do Hội LHPN các cấp tổ chức đã góp phần nâng cao chất lượng đời sống tinh thần trong cộng đồng. Đồng thời, giúp định hướng thế hệ trẻ trong việc tiếp thu giá trị hiện đại một cách phù hợp, rèn luyện đạo đức, lối sống lành mạnh, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.

  Hồng Duyên

Các tin khác


Chương trình nghệ thuật “Em là mầm non của Đảng”

Tối 27/3, tại Trung tâm Hoạt động thanh thiếu nhi tỉnh Hòa Bình, Tỉnh Đoàn, Hội đồng Đội tỉnh tổ chức chương trình nghệ thuật "Em là mầm non của Đảng” và tuyên dương giáo viên tổng phụ trách đội có thành tích xuất sắc trong công tác đội và phong trào thiếu nhi giai đoạn 2020 - 2025.

Triển lãm tranh “Bác Hồ với thiếu nhi - Thiếu nhi với Bác Hồ”

Sáng 27/3, Tỉnh Đoàn Hoà Bình phối hợp Hội đồng Đội tỉnh tổ chức khai mạc triển lãm tranh Cuộc thi vẽ tranh "Bác Hồ với thiếu nhi - Thiếu nhi với Bác Hồ”. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ tỉnh Hoà Bình lần thứ X, năm 2025. 

Lưu giữ tinh hoa nghề dệt truyền thống dân tộc Mường

Nghề dệt truyền thống của đồng bào dân tộc Mường ở Hoà Bình có nguy cơ mai một. Tại 4 vùng Mường (Bi, Vang, Thàng, Động), những người biết trồng dâu, nuôi tằm, làm nghề dệt vải truyền thống còn rất ít.

Trách nhiệm của người viết trẻ

Những năm gần đây, đội ngũ tác giả trẻ đã không ngừng khẳng định nhiệt huyết, sức sáng tạo của mình qua những tác phẩm văn học về đề tài người lính và chiến tranh cách mạng, đoạt một số giải thưởng uy tín. Tuy nhiên, với lịch sử hào hùng của dân tộc, biên độ rộng lớn của đề tài và tiềm năng, lợi thế của chính người viết, sự nỗ lực ấy đã thật sự xứng tầm hay chưa lại đang là vấn đề thu hút sự quan tâm của giới chuyên môn, người làm nghề và bạn đọc.

Tỉnh Hòa Bình - nơi hội tụ những nét văn hóa, lịch sử độc đáo, bản sắc: Bài 6 - Lịch Mường - di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lịch của người Mường là bộ lịch cổ tri thức dân gian, gọi là sách đoi, được sáng tạo dựa trên quan sát chuyển động của sao đoi. Lịch được làm bằng 12 thẻ tre, mỗi thẻ là một hang, trong đó có một số ngày trong tháng được khắc bằng những ký hiệu khác nhau để đoán định ngày tốt, xấu cho khởi sự công việc (đi làm ăn, làm nhà mới, cưới vợ, gả chồng hay công to việc lớn trong Mường).

Tỉnh Hòa Bình - nơi hội tụ những nét văn hóa, lịch sử độc đáo, bản sắc: Bài 5 - Còn mãi những roóng Mo Mường trong cuộc sống hôm nay

Mo là danh xưng của một loại nghề nghiệp, một di sản văn hóa (DSVH) có tính nguyên hợp bao gồm hoạt động kết hợp giữa tín ngưỡng dân gian với văn hóa - văn nghệ dân gian, chỉ thực hiện trong tang lễ và một số nghi lễ tín ngưỡng, nghi lễ vòng đời của người Mường. Với mục đích là nhằm trấn an con người trước các biến động lớn khi ốm đau, chết chóc và thực hiện các nghi lễ trước khi đưa người chết trở về thế giới bên kia.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục