Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu các địa phương tăng cường quản lý di tích và hoạt động bảo quản, tu bổ phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.


Đoan Môn là cửa chính phía Nam vào Hoàng thành Thăng Long được xây dựng vào thời nhà Lê trung hưng được tu sửa vào thời nhà Nguyễn. Ảnh: TTXVN

Văn bản nêu rõ, những năm qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thường xuyên có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường công tác trên. Nhưng qua theo dõi thực tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thấy bên cạnh việc nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước đã làm tốt công tác bảo vệ và phát huy giá trị di tích, vẫn còn hiện tượng tu bổ, tôn tạo, xây dựng công trình phát huy giá trị di tích không theo đúng quy định của pháp luật, không đúng với nội dung thẩm định của cơ quan chuyên môn và của Bộ, làm ảnh hưởng tới giá trị di tích, tạo dư luận không tốt trong xã hội về công tác quản lý di tích và hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo cơ quan liên quan và chính quyền địa phương trên địa bàn tăng cường hơn nữa vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, địa phương liên quan và cộng đồng trong việc quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di tích và hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; kiểm soát chặt chẽ quy trình kiểm kê, xếp hạng mới di tích, gắn kết chặt chẽ với chương trình, kế hoạch tu bổ, tôn tạo, phát huy giá trị di tích. Thực hiện hiệu quả, kịp thời cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, chính quyền trong việc tham mưu, quản lý nhà nước về di sản văn hóa từ Trung ương tới địa phương.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm Luật Di sản văn hóa, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật và các quy định về đầu tư, xây dựng khi triển khai các dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích (bất kể dự án được triển khai từ nguồn ngân sách nào). Hướng dẫn chủ đầu tư thực hiện đúng quy trình, quy định, thủ tục triển khai các dự án tu bổ di tích, phối hợp tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, bộ, ngành, các nhà khoa học có liên quan và chỉ thực hiện khi có văn bản thẩm định, phê duyệt của cấp có thẩm quyền.

Triển khai thực hiện đúng các nội dung thẩm định dự án, báo cáo kinh tế - kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích đã được Bộ, cơ quan chức năng của Bộ thỏa thuận, góp ý, để bảo đảm bảo vệ, giữ gìn được yếu tố gốc tạo nên giá trị di tích.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo phối hợp giữa các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa và Thể thao với cơ quan báo chí, truyền thông để tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về di sản văn hóa. Tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân địa phương để nâng cao nhận thức xã hội, các cấp chính quyền.

Tổ chức tuyên truyền rộng rãi về ý nghĩa, giá trị của các di tích, lý do bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích và công khai nội dung dự án tu bổ di tích trước khi triển khai để nhân dân được biết, tham gia, đóng góp ý kiến nhằm thống nhất, nâng cao nhận thức và tạo sự đồng thuận của xã hội về việc thực hiện các dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, nhất là đối với các di tích có tính chất tâm linh, tôn giáo, tín ngưỡng…

Khi hoàn thành dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, cần có hình thức thích hợp để giới thiệu giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, nghệ thuật của di tích; ngày khởi công, ngày hoàn thành; những tổ chức, cá nhân đóng góp tài chính; đơn vị thi công…

Các địa phương đẩy mạnh hoạt động thanh, kiểm tra, giám sát việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích ở địa phương; phát huy vai trò giám sát của cộng đồng trong việc triển khai các dự án tu bổ, tôn tạo di tích đúng quy trình, nội dung theo quy định của pháp luật, kiên quyết xử lý nghiêm và dứt điểm các sai phạm, vi phạm làm ảnh hưởng tới giá trị di tích (nếu có); bảo đảm hài hòa giữa bảo tồn di sản văn hóa với phát triển bền vững kinh tế - xã hội, phát triển du lịch của địa phương.

Từ ngày 1/7/2025, Luật Di sản văn hóa (Luật số 45/2024/QH15 ngày 23/11/2024) có hiệu lực thi hành, giao Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm toàn diện về hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn được đưa vào các danh mục kiểm kê, được xếp hạng, ghi danh, công nhận trong các danh mục của quốc gia, các danh sách, danh mục của UNESCO.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động có kế hoạch tổ chức triển khai thi hành Luật Di sản văn hóa bảo đảm kịp thời, thống nhất, hiệu quả. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, tập huấn cho cán bộ làm công tác quản lý các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Di sản văn hóa của địa phương, người dân, doanh nghiệp về các quy định mới của Luật và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật. Hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí, tạp chí của địa phương mình có kế hoạch phổ biến sâu rộng Luật Di sản văn hóa và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật...


Theo TTXVN

Các tin khác


Xã Chiềng Châu gìn giữ, bảo tồn cây di sản

Không chỉ có giá trị về lịch sử, văn hóa, cây di sản còn là niềm tự hào của nhân dân địa phương. Vì vậy, công tác bảo tồn, phát huy giá trị cây di sản được xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu chú trọng thực hiện.

Khám phá “viên ngọc đen huyền bí”

Có lẽ ít ai khi du lịch đến Quảng Ninh mà không ghé thăm để chiêm ngưỡng, khám phá "viên ngọc đen huyền bí” nằm bên bờ vịnh Hạ Long - Bảo tàng Quảng Ninh. Bảo tàng cuốn hút du khách bởi sự đẹp - độc - lạ, những giá trị lịch sử, văn hóa, địa lý, địa chất… qua các tầng hiện vật trưng bày.

Gìn giữ và phát triển nghề truyền thống của người Dao ở xã Bắc Phong

Từ những bài thuốc gia truyền, đồng bào Dao ở xóm Tiến Lâm, xã Bắc Phong (Cao Phong) không chỉ duy trì nghề bốc thuốc Nam, mà còn từng bước nâng tầm, phát triển theo hướng chuyên nghiệp hơn. Nhờ sự kết hợp giữa kinh nghiệm dân gian và phương pháp sản xuất hiện đại, Hợp tác xã (HTX) thuốc Nam Ngọc Sáng đã tạo ra sản phẩm dược liệu chất lượng cao, vừa gìn giữ bản sắc dân tộc, vừa mang lại giá trị kinh tế thiết thực.

Dấu ấn của nhiếp ảnh Hòa Bình

Năm 2024, Chi hội Nhiếp ảnh tỉnh Hòa Bình đã có nhiều hoạt động sôi nổi, tạo ra nhiều tác phẩm giá trị, đóng góp vào sự phát triển chung của văn học - nghệ thuật địa phương. Chi hội không ngừng đổi mới, củng cố tổ chức, tổ chức sáng tác theo nhóm, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm để nâng cao chất lượng tác phẩm. Các nghệ sĩ nhiếp ảnh tích cực tham gia các sự kiện văn hóa, lễ hội và trại sáng tác, góp phần ghi lại những khoảnh khắc quan trọng của tỉnh.

Nét đẹp lễ hội chùa Sim, xã Hợp Tiến

Chùa Sim tọa lạc tại xóm Sim Ngoài, xã Hợp Tiến (Kim Bôi). Lễ hội chùa Sim khai hội vào ngày 15 tháng Giêng hằng năm. Đây là lễ hội truyền thống mang tính lịch sử lâu đời, là một trong những lễ hội lớn của huyện Kim Bôi.

Lễ hội Hoa Ban 2025: Sản phẩm du lịch đặc biệt với nhiều điểm mới

Sau khi đăng cai Năm Du lịch Quốc gia 2024 thành công, Điện Biên tiếp tục tổ chức Lễ hội Hoa Ban năm 2025 với quy mô lớn nhất từ trước tới nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục