Người Mường chọn ngày tốt, xấu để đi làm

Người Mường chọn ngày tốt, xấu để đi làm

(HBĐT) - Bao đời nay, người Mường ngoài sử dụng lịch thông thường còn sử dụng lịch Đoi. Lịch Đoi giúp tránh nhưng ngày xấu trong năm và chọn được những ngày đẹp để làm việc lớn như dựng vợ, gả chồng... Đây là bộ lịch của người Mường sử dụng được đúc kết từ nhiều đời.

 

Ông Nguyễn Văn Khỉu ở xóm Bưng, xã Thu Phong huyện Cao Phong cho biết: Lịch Đoi được người Mường xưa đúc kết từ nhiều đời rồi truyền lại cho con cháu sau này, trên đó có vạch khắc những hình tượng trưng cho ngày mưa, ngày bão, hao, lỗ, ngày cá, thú. Lịch này  phân chia ngày tháng trong một năm theo sự vận hành của sao Đoi - sao Tua Rua (chòm sao nhỏ có bảy ngôi vận động theo chiều từ Đông sang Tây). Sao Đoi chuyển động nhanh hơn mặt trăng. Vị trí giữa sao Đoi và mặt trăng tuỳ theo các tháng trong một năm. Khi sao Đoi vượt qua mặt trăng, người Mường Bi gọi đó là ngày "Đoi vào" hay "ngậm Đoi”. Căn cứ vào các ngày "Đoi vào" và sự chuyển dịch của các ngày đó mà người ta phân biệt các tháng, các ngày trong một năm.

 

 Lịch Đoi người Mường làm trên chất liệu 12 thanh tre, có chiều dài mỗi thanh khoảng 20 cm, rộng chừng 3 cm, thể hiện 12 tháng trong năm. Cùng với những vạch khắc trên đó, người Mường xưa đã đúc kết được những ngày, tháng trong một năm theo quy luật tự nhiên. Trong những tháng đó có ngày làm ăn thua lỗ, có những ngày đi săn bắn được nhiều thú rừng và có những ngày mưa, bão...

 

Theo quan niệm của người Mường thì một tháng được tính theo 3 tuần trăng, mỗi tuần là mười vạch khắc trên một thanh tre thể hiện mười ngày trong tháng. Thượng tuần (mười ngày đầu) gọi là ngày kây, những ngày này hay được người Mường tổ chức cưới xin, khánh thành, xây nhà mới… Mười ngày cuối tháng (hạ tuần) là những ngày hết trăng, người Mường thường không làm một công việc gì hết trong những ngày này, nếu làm sẽ bị thua lỗ hoặc công việc sẽ không được suôn sẻ. Trung tuần (mười ngày giữa tháng được vạch khắc ngược sống tre, khác chiều với ngày kây và ngày hết trăng) được người Mường gọi là ngày loồng, là ngày có trăng nếu đẻ vào ngày này trẻ con sẽ được sáng dạ, thông minh...

         

Bắt đầu một năm mới tính theo lịch của người Mường vào tháng tư lịch Đoi. Lịch Đoi được người Mường coi là lịch vạn sự, tính ngày lành, tháng tốt để bắt đầu một công việc gì đó như: Làm mùa kây tha, làm nhà kây trong (làm mùa thường làm vào kây tha là tháng Một, tháng Chạp Mường ) làm ăn tháng này thuận lợi, suôn sẻ, còn làm nhà vào ngày kây trong tức tháng Ba Mường sẽ được kín đáo và chắc chắn. Lịch Đoi cũng được dùng trong ngày đi săn thú, bắt cá hoặc đi đường: Thướm tha được cái may thú/ Thướm trong được cái may cá/ Khóa hổ được giờ đi đường/ Thướm ngàng may cơm may rượu. Ngày Thướm tha, tháng mười đi săn thú gặp nhiều may mắn, ngày Thướm trong vào tháng tư và Khóa hổ, tháng bảy, Thướng ngàng tháng Giêng. Do thay đổi khí hậu nên cách tính  lịch Đoi có nhiều thay đổi. 

                                                                                   Việt Lâm

 

Các tin khác


Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục