Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

(HBĐT) - Xưa, các cụ đã có câu “ dạy con từ thuở còn thơ…” khi trẻ mới hình thành nhân cách thì mới dễ uốn nắn, bảo ban. Lời khuyên đó vẫn chưa bao giờ cũ. Thế nhưng, trong cuộc sống thời hiện đại có nhiều bậc làm cha, làm mẹ chỉ quan tâm đến việc chăm sóc, chiều chuộng con mà quên đi việc giáo dục con cách sống, để trẻ có tình cảm tốt, biết chia sẻ tình yêu thương trong gia đình, cộng đồng.

 

Là một người mẹ có con đang ở tuổi “học ăn học nói, học gói, học mở”, dù không phải nhà giáo hay nhà nghiên cứu tâm lý… nhưng tôi luôn cảm thấy chạnh lòng trước cách sống, giao tiếp và cách nuôi dạy con của vợ chồng người bạn (vốn là giáo viên Tiểu học). Sinh ra và lớn lên ở thành phố, tốt nghiệp Cao đẳng sư phạm cả 2 vợ chồng anh chị được tăng cường công tác tại một trong những xã đặc biệt khó khăn của tỉnh. Gắn bó với vùng đất khó, với những con người chân chất, nghèo khổ đã ngót nghét chục năm trời, nhưng dường như cả 2 vợ chồng đều không có sự đồng cảm, không có ý thức sẻ chia với những người nhỏ bé, thiếu thốn hơn mình. Mỗi kỳ nghỉ hè, những người hàng xóm của anh chị lại được nghe đủ thứ chuyện kể về người dân  nơi anh chị hàng ngày vẫn lên lớp dạy chữ cho con em họ với giọng miệt thị.

 

Để đỡ đần việc nhà anh chị nuôi một bé gái chừng  9 tuổi nhà nghèo, bố mất sớm để phục dịch cậu con trai 6 tuổi yếu ớt vì bệnh tật. Mới 9 tuổi đầu nhưng Thuý (tên cô bé) phải làm đủ thứ việc mà thầy, cô sai bảo. Tự giặt quần áo cho mình, rửa bát, nhặt rau, nhặt củi, giúp cậu em 6 tuổi ngồi chơi và cả… đi vệ sinh khi cần thiết. Thế nhưng đến giờ ăn cơm, cô bé được thầy xúc cho 1 tô với đầy đủ cơm, thức ăn để ngồi riêng một góc. Có món ngon, lạ bao giờ cũng chỉ để dành cho em chứ ít khi được chia đều và nếu làm sai hoặc có dấu hiệu lười nhác lập tức bị thầy cô mắng và doạ trả về với mẹ để đi chăn trâu và ăn những bữa cơm mà phần lớn chỉ có rau và măng rừng. Là một cô bé thông minh, hiếu động, nhưng từ khi về ở với thầy cô, cô bé trở nên trầm tĩnh hơn và thêm cái nhìn len lén, sợ sệt. Không chỉ sợ thầy cô mà còn sợ cả cậu em mà hàng ngày cô bé đảm trách việc chăm bẵm khi thầy cô lên lớp. Còn cậu quý tử của anh chị cũng bởi được bố mẹ nuông chiều nên sẵn sàng trút giận bằng những cú đấm, đá, hoặc chửi thề người chị mỗi khi có việc không vừa ý.

 

Bởi coi thường những người dân lam lũ, những đứa trẻ nông thôn ít học và không mấy trắng trẻo, bụ bẫm, khôn ngoan… mà nghiễm nhiên con trai của anh chị đã bị nhiễm thói ích kỷ. Khi cùng bố mẹ ở trường đã không có bạn, những ngày hè về thành phố lại cảm thấy mình lạc lõng. Năm nào cũng vậy, cuối tháng 5 cả nhà bồng bế nhau về thành phố nghỉ hè với tất cả niềm háo hức. Nhưng rồi những ngày hè cũng trôi qua một cách bình lặng, ngao ngán vì ngoài việc đi thăm hỏi gia đình 2 bên nội, ngoại, hầu như vợ chồng anh chị không có việc để làm và cũng không có bạn hữu để cùng vui vầy cho khây khoả.

 

Cậu quý tử anh chị ngày một lớn, có lẽ được nuông chiều quá mức, lại bị ảnh hưởng lối sống của bố mẹ nên ngày càng trở nên ích kỷ, độc đoán. Nhiều người nghĩ rằng đó là cái giá mà anh chị phải trả bởi làm nghề giáo mà họ đã không tạo cho mình tình yêu thương đồng loại và cũng không dạy con biết cách sẻ chia cho cuộc sống thêm phần ý nghĩa. 

 

Xã hội Việt Nam vốn có truyền thống “Tương thân, tương ái”, tinh thần đó được duy trì và phát huy trong mọi thời đại. Để hoà chung dòng chảy ngọt ngào đó, thiết nghĩ, dù sống trong hoàn cảnh nào, các bậc làm cha, làm mẹ cũng nên dạy con biết cách sẻ chia, để thế hệ mầm non tương lai có một nhân cách tốt.

 

                                                                                          Lam Nguyệt

 

Các tin khác


Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục