Bức bình phong giữa 2 di tích đã bị phá thông

Bức bình phong giữa 2 di tích đã bị phá thông

Dự án tu bổ, tôn tạo hai di tích tượng đài vua Lê Thái Tổ và đình Nam Hương hoàn thành vào tháng 10.2009. Nhiều nhà nghiên cứu và du khách đã vô cùng sửng sốt khi nhận ra những chuyện lạ trong việc trùng tu - tôn tạo tại đây.

 

Hai di tích hóa thành... một

Được xây dựng từ thời Lê, đình Nam Hương là ngôi đình của thôn Tự Tháp (tổng Tiền Túc, huyện Thọ Xương), nay là số 75 phố Hàng Trống (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Tới năm 1896, khu tượng đài Lê Thái Tổ mới được dựng ở bờ tây Hồ Gươm, xưa thuộc thôn Tự Tháp (tổng Thuận Mỹ, huyện Thọ Xương), nay là số 16 phố Lê Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Hai di tích được ngăn cách bởi một bức bình phong. Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch đã xếp hạng khu tượng đài vua Lê và đình Nam Hương là hai di tích lịch sử cấp quốc gia. Như vậy, có văn bản nhà nước công nhận đây là hai khu di tích riêng biệt, có giá trị lịch sử, văn hóa riêng.

Ấy vậy mà sau đợt tu bổ vào năm 2009, bức bình phong ngăn cách giữa hai khu di tích tồn tại từ hơn 100 năm qua đã bị phá thông. Từ khu di tích tượng đài vua Lê có thể đi thông sang đình Nam Hương. Một chiếc cầu thang dẫn từ khu di tích tượng đài vua Lê lên đình được xây mới. Du khách tới thăm đều không dễ biết đây chỉ là một khu di tích chứ không phải là hai. Thật khó hiểu khi tượng đài vua Lê Thái Tổ và đình Nam Hương lại có liên quan tới nhau và “hóa” thành một (?!).

Ngang nhiên làm sai lệch lịch sử

Nhiều nhà nghiên cứu lịch sử không khỏi “bàng hoàng” khi đọc bảng “Giới thiệu di tích lịch sử văn hóa đình Nam Hương” (Xin trích dẫn: “Đình Nam Hương thờ các vị thần tiêu biểu của Thăng Long xưa như thần Long Đỗ (thần Bạch Mã), thần Cao Sơn, Linh Lang, công chúa Hà Duy và vua Lê Thái Tổ”.

Hơn 20 năm làm trùng tu di tích, tôi chưa bao giờ thấy rồng bò ngược từ dưới lên như ở đây. Còn ông rồng ôm góc tường thì tôi chưa từng thấy bao giờ ở mọi di tích cổ”

Tiến sĩ Nguyễn Hồng Kiên

Nhà nghiên cứu Nguyễn Vinh Phúc khẳng định: “Đình Nam Hương không thờ vua Lê Thái Tổ”. Vậy, có đúng đình Nam Hương không thờ vua Lê Thái Tổ?

Tiến sĩ Nguyễn Hồng Kiên đưa ra dẫn chứng: “Thực tế lịch sử đã được các tác giả cuốn Thủ đô Hà Nội (Sở VHTT Hà Nội xuất bản năm 1984) cho biết: “...Phía sau tượng có một ngôi đình cổ cũng hướng ra Hồ Gươm, nhiều người nhầm gọi là đền vua Lê. Đây là đình Nam Hương, thôn Tự Tháp; Còn ngôi đền thờ duy nhất thờ Lê Lợi ở Hà Nội trước đây nằm ở vào khoảng số 20-22 phố Lý Thái Tổ, sau bị hủy hoại, dân làng Kiếm Hồ mới chuyển về thờ ở tầng gác hai số 7 Hàng Vôi...”. Ông dẫn chứng thêm: “Trong bản đồ Hà Nội vẽ năm Tự Đức thứ 26 (1873) có ghi chú số 49: Đình Nam Hương- monument décidé aux trois génies précédents, à une héroine de la famille royale des Lý (avant 1225) et à un des rois de la famille des Nguyễn (có thể dịch như sau: Đình Nam Hương - di tích thờ ba vị thần, một nàng công chúa vương triều Lý (trước 1225) và một trong số những vị vua triều Nguyễn).

Với các chứng cứ lịch sử như vậy có thể kết luận: đình Nam Hương không thờ vua Lê Thái Tổ. Bước vào khu gian thờ trong đình, có thể dễ dàng nhận ra bức tượng thờ của vua Lê Thái Tổ còn mới. Không hiểu vì lý do gì mà bảng giới thiệu lại viết như vậy. Phải chăng để “hợp lý hóa” việc “biến” hai di tích thành một?

 

                                                                  Theo Báo ThanhNien

 

Các tin khác


Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục