Theo dõi hàng loạt bộ phim nhựa chiếu ở các rạp gần đây, có thể thấy nhiều bộ phim được người trong nghề và khán giả khen ngợi, từng gây tiếng vang đoạt các giải thưởng nhưng dường như thường hay lạm dụng một không khí, tâm trạng buồn, có lúc nặng nề trong lòng khán giả.

 

Ví như "Cánh đồng bất tận" (đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình), bộ phim khá "hot" hiện nay gây cơn sốt ở phòng vé, nhưng nhiều khán giả có chung một nhận xét: Buồn, mặc dù kết thúc phim là những âm thanh mới của cuộc sống sôi động báo hiệu một chân trời.

Cũng khai thác về thân phận con người với đời sống đậm đặc không gian văn hóa Việt nhưng là không gian, văn hóa của Huế, vùng đất cổ kính hơn nhiều so với đời sống sông nước miền Tây, "Trăng nơi đáy giếng" (đạo diễn Vinh Sơn) gần như chậm trôi cùng âm hưởng buồn từ phút bắt đầu đến khi kết thúc. Chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của nhà văn Trần Thùy Mai, "Trăng nơi đáy giếng" có nội dung câu chuyện không khác nhiều so với nguyên tác nhưng với ngôi nhà cổ trong khu vườn Huế, những không gian chùa chiền, của đời sống tâm linh cộng hưởng cùng hình ảnh một người vợ, người phụ nữ "đúng chuẩn" của quan niệm truyền thống: mẫu mực, chăm chỉ, nhẫn nại, yêu chồng, rất giàu đức hy sinh…

Cảnh trong phim "Trăng nơi đáy giếng".

Phim ra rạp, gần như chỉ có lời khen từ những người làm nghề nhưng sự chỉn chu của một tác phẩm điện ảnh, những góc quay đẹp, những thông điệp văn hóa dày đặc trong nhiều thước phim với tiết tấu chậm, buồn, thiếu hẳn sự sôi động, hành động dồn dập vốn hấp dẫn với nhiều khán giả đã khiến một bộ phận bạn trẻ không đủ nhẫn nại để ngồi đến hết suất chiếu. Ngay đạo diễn Vinh Sơn khi chia sẻ về bộ phim và dự định làm phim sắp tới trong buổi đầu ra mắt cũng cho rằng, có lẽ anh chỉ dám "thử thách" khán giả của mình đến thế thôi…

Với phim "Chơi vơi" (đạo diễn Bùi Thạc Chuyên) cũng vẫn một tiết tấu ấy. Dẫn dắt người xem luôn là những khuôn hình chầm chậm lướt qua, dừng theo từng ánh nhìn, bước đi, hành động không chút tất bật của từng nhân vật, hoặc chủ động hoặc tò mò, rụt rè khám phá, chạm vào chính mình… Gần đây nhất phải kể thêm bộ phim về cuộc đời đại thi hào Nguyễn Du, "Long Thành cầm giả ca" (đạo diễn Đào Bá Sơn). Cũ hơn nữa là "Mùa len trâu" của đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh, "Mê thảo thời vang bóng" của Việt Linh… cũng có nhiều chi tiết chậm buồn như thế!

Không thể phủ nhận, có những nỗi buồn, nỗi đau, có những giọt nước mắt khiến con người ta thanh lọc tâm hồn, trưởng thành hơn nhưng không lẽ các tác phẩm điện ảnh được cho là phim nghệ thuật, giàu tính văn hóa Việt Nam lại rặt một tiết tấu chậm, buồn. Không lẽ đời sống, văn hóa của người Việt xưa nay chỉ toàn là những khoảng nén lặng, những tiếng thở dài, là những giọt nước mắt buồn đau?...

NSND Thế Anh: Đào tạo đội ngũ làm phim bài bản hơn

Thực trạng chung của điện ảnh Việt Nam hiện nay có rất nhiều vấn đề còn tồn tại, cần khắc phục mới mong bứt phá lên được. Không nói đâu xa, chỉ quanh Liên hoan phim Quốc tế tại Việt Nam vừa qua ở Hà Nội đã thấy khối vấn đề. Có ai băn khoăn tự hỏi vì sao Boo Funfeng, một đạo diễn của Singapore mới chưa đầy 40 tuổi lại làm được "Lâu đài cát" xuất sắc đến thế và giành nhiều giải thưởng như thế tại liên hoan phim?

Ngoài tác phẩm dự thi, cứ thử nhìn một lần vào bảng "lý lịch" trích ngang của anh ta bất kỳ người làm phim Việt nào cũng phải giật mình. Trẻ tuổi, học hành bài bản không chỉ trong nước mà còn ở nước ngoài. Chỉ riêng tên các giải thưởng và số lượng giải thưởng của đạo diễn này đã là niềm mơ ước của bất kỳ người làm điện ảnh nào nhưng phải cần cả một quá trình học tập và ý thức làm nghề nghiêm túc đến thế nào thì chắc chắn mới có được kết quả ấy. Thế nhưng, nghệ sĩ, người làm nghề của ta thì sao?

Về cơ chế chính sách đào tạo cũng cần tính toán, xem xét lại. Hãy nhìn sang nước bạn Hàn Quốc. Cách đây vài chục năm, điện ảnh của họ không khá hơn ta nhiều nhưng đến nay thì đã bỏ lại khoảng cách thật xa bởi trước đó, họ đã có cả hàng trăm con người được đưa qua nước ngoài đào tạo, học về công nghệ, kỹ thuật làm phim rồi quay trở lại phục vụ đất nước, phát triển điện ảnh nước nhà. Những việc làm mang tính chiến lược để phát triển điện ảnh như thế, Việt Nam cũng cần phải tính đến từ lâu. Việc "cắp cặp" qua nước ngoài học, những người làm điện ảnh Việt Nam cũng cần được, cần phải làm từ lâu rồi.

Đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn: Cần sự tương tác giữa người làm phim và khán giả

Đúng là phim ít sự kiện, ít hành động dồn dập, không được hoành tráng, sôi động, đầy màu sắc có vẻ nhạt đi. Chúng ta chưa quen xem những phim theo kiểu "tối giản (minimalist)", đơn giản nhưng rất thật, không tô vẽ, thêm mắm dặm muối, ít thông tin kể chuyện, nhưng khơi gợi những cảm xúc, chuyển đạt nhiều ý ngầm mà người xem phải hợp tác đồng cảm. Chưa kể, trong việc thưởng thức một tác phẩm nghệ thuật, luôn luôn có một khoảng cách giữa số đông quần chúng khán giả (public) và giới phê bình, tạm hiểu là những người am hiểu nghệ thuật (critic). Khoảng cách đó rộng hay hẹp tùy thuộc khá nhiều vào trình độ phát triển về văn hóa giáo dục của đất nước đó.

Ở nước ta, không chỉ riêng điện ảnh, mà cả trong âm nhạc, hội họa, sân khấu, văn học…, nhu cầu  thưởng lãm nghệ thuật của số đông công chúng vẫn trong mức độ đáp ứng những cảm xúc khá gần với bản năng, khiến cho những bộ phim tham dự và được đánh giá cao ở các LHP lại rất ít người xem.

 

                                                                                    Theo CAND

Các tin khác


Mãn nhãn với màn pháo hoa mừng ngày thống nhất đất nước

Tối 30/4, hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để vui chơi và xem màn bắn pháo hoa mừng 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).

Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục