Triển lãm mang một cái tên rất thơ "Đợi" đang diễn ra tại "Ngôi nhà nghệ thuật", 31A Văn Miếu, Hà Nội. Từng bức tranh, từng sắp đặt của họa sĩ Trác Cường đã mang tới một không gian nghệ thuật với từng đường nét, hương vị đều đậm hơi thở mùa hè ở vùng nông thôn Đồng bằng Bắc bộ.


Một tác phẩm trưng bày tại cuộc triển lãm.

Ngay ngoài cửa của "Ngôi nhà nghệ thuật" đã trải đầy những cánh sen hồng. Đó chưa phải là không gian trưng bày tác phẩm, song đã gợi cho người xem sự tò mò khó cưỡng. Càng đi vào trong càng thấy sự hiện diện của hoa sen với cánh sen hồng mỏng mảnh nằm trên bàn giấy, vương nơi ghế ngồi, những bó sen cắm trong bình gốm thô mộc… Không gian triển lãm đặt tác phẩm sắp đặt "Đợi" ở vị trí trung tâm. Những giá vẽ đặt cạnh nhau và bức tranh "Đợi", phía sau là một chiếc thuyền nan được sơn đen, vẽ hình một cô gái dưới đáy thuyền. Một chút nước trong lòng thuyền thả đèn hoa đăng làm tôn lên cánh sen vương vấn. Tác phẩm trữ tình chỉ với con thuyền, hoa và những giá vẽ gợi sự đợi chờ, cô độc. Xung quanh đó là rất nhiều sắp đặt gợi nhớ về miền quê thân thương. Nào sỏi, đá ong, gáo dừa - những thứ đều quen thuộc của miền quê Bắc bộ được mang vào để tạo hình. Ở đây, Trác Cường khoác cho chúng diện mạo mới để kể những câu chuyện tình yêu, câu chuyện "Đợi"…

Tranh sơn dầu trong triển lãm đều sử dụng những gam màu, đường nét của mùa hè. Bộ tranh "Liễu" 5 bức vẽ độc nhất một dáng với 5 gam màu khác nhau, đó là màu xanh thẫm của buổi chiều vào tối, màu vàng của một trưa nắng, màu cam đỏ của hoàng hôn… Hay như bức "Rơm và gió" với những đụn rơm vàng óng ả, những quả khế vàng ươm đưa theo chiều gió được vẽ trên nền đỏ tạo thành một buổi hè rực rỡ.

Có lẽ Trác Cường đã phải dùng tới cả nghìn bông hoa sen cho triển lãm này. Trăm đóa sen được cắm trong bình to, bình nhỏ với những tạo dáng khác nhau; cánh sen rải, phủ khắp nơi; nhụy sen vàng ươm được cài trên những chiếc gáo dừa, trên một khung tranh hay một góc phòng… Cả phòng tràn ngập hương sen, hương của mùa hạ.

Bà Nguyễn Nga, chủ nhân "Ngôi nhà nghệ thuật" kể, bà chỉ biết họa sĩ Trác Cường cách đây không lâu. Anh nói rằng, "Tôi đang gặp bế tắc, tôi băn khoăn trong công việc sáng tác của mình". Tìm hiểu thì bà Nga biết Trác Cường có một không gian nghệ thuật mà anh rất tâm huyết, nhưng nơi đó sắp không còn. Khi bà Nga tới Hải Dương thì thấy một chiếc máy ủi đang san ủi không gian ấy. Trác Cường ngồi trên phiến đá bên cạnh, cười buồn. Chính vì thế, "Đợi" ngoài những ý nghĩa nghệ thuật, thẩm mĩ, còn có chút gì riêng tư của Trác Cường. Nó như tái hiện lại không gian mà bao năm anh gắn bó sáng tác, với từng viên sỏi, chiếc nơm, gáo dừa, chiếc chum, cái vại… "Đợi" của Trác Cường không chỉ là cái khắc khoải của một không gian bị mất, mà còn là những khắc khoải của nghệ thuật. Đó là nỗi băn khoăn nghệ thuật tạo hình đang đi về đâu?

Không gian của những đường nét, màu sắc, hương thơm mùa hè này vẫn được tái hiện tại "Ngôi nhà nghệ thuật" cho tới hết ngày 28-7.
 
                                                                           Theo HaNoiMoi

Các tin khác


Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục