Nhiều đội văn nghệ đã đầu tư được nhạc cụ, trang phục biểu diễn.  ảnh: Tiết mục biểu diễn của đội văn nghệ xã Tú Sơn  (Kim Bôi) tại hội thi “Văn hóa ẩm thực LLVT huyện Kim Bôi  lần thứ nhất”.

Nhiều đội văn nghệ đã đầu tư được nhạc cụ, trang phục biểu diễn. ảnh: Tiết mục biểu diễn của đội văn nghệ xã Tú Sơn (Kim Bôi) tại hội thi “Văn hóa ẩm thực LLVT huyện Kim Bôi lần thứ nhất”.

(HBĐT) - Một mùa xuân nữa lại về, trong không khí đón Tết Nhâm Thìn, nơi nơi rộn ràng câu hát mừng Đảng, mừng xuân. Những năm qua, văn hóa - văn nghệ quần chúng đã phát triển sâu rộng tạo điều kiện cho nhân dân sáng tác, biểu diễn trong hoàn cảnh văn hóa đặc thù riêng của mình. Nhờ đó, VHVN không chỉ đa dạng, sinh động về đề tài, hình thức thể hiện mà một số tiết mục mang tính nghệ thuật cao, nhận được sự tán thưởng, đón nhận từ công chúng.

 

Ông  Lưu Huy Linh, Chánh Văn phòng  Sở VH -TT&DL nhận định: Văn nghệ quần chúng xuất phát từ lao động sản xuất, nhân dân sáng tác ra những tác phẩm hay như bài hát dân ca đi cấy, hát mừng hạt lúa mới, lối hát thường rang, đối đáp để xua đi mệt mỏi sau giờ lao động... Nhờ đó, người lao động được thể hiện, sáng tạo và giải trí sau những giờ lao động mệt nhọc. Cũng thông qua văn nghệ quần chúng, nhiều giá trị văn hóa dân gian truyền thống được bảo tồn, duy trì, xây dựng đời sống văn hóa cơ sở nâng cao mức hưởng thụ văn hóa tinh thần cho nhân dân. 

Nhiều năm qua, phong trào VHVN quần chúng ở tỉnh luôn được duy trì, toàn tỉnh có 239 đội tuyên truyền văn nghệ xã, phường, thị trấn, 1.676 đội tuyên truyền văn nghệ thôn, bản. Các đội văn nghệ hoạt động tích cực và trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân tại khắp các thôn bản. Là một tỉnh có nhiều dân tộc cùng sinh sống, nhờ đó, tỉnh ta có sự phong phú, đa dạng trong các loại hình VHVN. Đặc trưng nhất là dân ca, dân vũ của người Mường tại các xã của huyện Kim Bôi, Lạc Sơn, Tân Lạc hay các dân tộc Dao, Tày, Thái, Mông vẫn giữ được nét riêng truyền thống trong hoạt động VHVN. Bên cạnh đó, sự du nhập của đồng bào ở các tỉnh miền xuôi đã góp phần làm phong phú hơn cho hoạt động VHVN của tỉnh. Tiêu biểu nhất là các chiếu chèo ở huyện Yên Thủy. Nhiều CLB chèo được thành lập xuất phát từ nhu cầu thực tế. Bên cạnh những vở chèo cổ, nhiều CLB đã tự viết kịch bản, dàn dựng các vở chèo ngắn phản ánh đời sống sản xuất và lao động hôm nay với chủ đề xây dựng nông thôn mới, chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi, bảo vệ môi trường, xây dựng gia đình văn hóa, phòng chống tệ nạn xã hội... Với sự đặc sắc đó, nhiều năm đội văn nghệ huyện Yên Thủy giành được giải cao nhất tại các hội diễn của tỉnh.  

Để hoạt động VHVN ngày càng phát triển, hàng năm, toàn tỉnh đã tổ chức được 9.902 buổi biểu diễn văn nghệ, tuyên truyền phục vụ khoảng 2, 4 triệu lượt người xem. Hội diễn tại các huyện, xã ngày càng được quan tâm, đầu tư nhiều hơn. Cấp xã, huyện có kinh phí hoạt động của Nhà nước, cấp thôn, bản trích nguồn quỹ VHVN do chính người dân của KDC đóng góp. Nhiều đơn vị đã mua được nhạc cụ, trang phục biểu diễn và nhờ nhạc công, biên đạo múa dàn dựng chương trình. Nhờ đó, nhiều hội diễn nghệ thuật tại xã, phường, thị trấn được đánh giá cao về chất lượng như hội diễn của xã Ngọc Lương (Yên Thủy), thị trấn Bo (Kim Bôi), phường Hữu Nghị (TP Hòa Bình)…  

Năm 2011, tỉnh ta diễn ra nhiều sự kiện chính trị, văn hóa lớn, đây có thể coi là một năm sôi nổi và thành công của hoạt động VHVN. Tại lễ kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh, màn trình tấu của hơn 1.400 nghệ nhân cồng chiêng đã được xác lập kỷ lục Guiness Việt Nam góp phần tôn vinh, giới thiệu nét văn hóa đặc sắc của người Mường đến với công chúng trong cả nước. Song song với đó, đoàn nghệ thuật các dân tộc tỉnh đã xây dựng các chương trình nghệ thuật mang đậm nét văn hóa Hòa Bình để tham gia các hoạt động VHVN do Bộ VH - TT & DL tổ chức như Lễ hội mừng Đảng, mừng xuân Tân Mão tại Làng văn hóa  du lịch các dân tộc Việt Nam, chào mừng cuộc bầu cử  đại biểu QH khóa XIII và đại biểu HĐND các cấp.

 

                                                                     Hồng Nhung

 

 

 

Các tin khác


Mãn nhãn với màn pháo hoa mừng ngày thống nhất đất nước

Tối 30/4, hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để vui chơi và xem màn bắn pháo hoa mừng 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).

Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục