Một góc đền Bờ.

Một góc đền Bờ.

(HBĐT) - Đầu năm, người ta nghĩ nhiều đến việc đi lễ chùa. Phần lớn là để cầu an, cầu lộc... số ít đến đây để tìm chút thư thái cho tâm hồn, thắp nén nhang thơm thể hiện tấm lòng thành kính tới tổ tiên, dòng tộc. Có lẽ cũng vì thế mà cứ sau dịp Tết Nguyên đán, khách thập phương từ khắp mọi miền lại nô nức trẩy hội đền Bờ cầu may và vãn cảnh sông nước lòng hồ thuỷ điện Hoà Bình. Theo đoàn khách hành hương, chúng tôi cũng chuẩn bị đầy đủ lễ lạt để đi trẩy hội.

 

Xuất phát từ cảng Bích Hạ trên con tàu 2 tầng khá tiện nghi, chúng tôi rời bến, lướt nhẹ trên lòng hồ mênh mang. Trong nắng xuân dìu dịu, mặt nước như dát bạc, lấp lánh theo gợn sóng lăn tăn. Từ trên thuyền, du khách được đắm mình trong cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp, cảm thấy lòng mình như thư thái, thanh thản lạ! Hai bên bờ hồ là những khu rừng phòng hộ xanh mát, thấp thoáng làng, bản bà con dân tộc Mường, Dao. Tháng giêng, nước hồ trong xanh. Mùa này, mực nước thấp để lộ ra những vách đá với những hình thù kỳ lạ, sinh động làm mãn nhãn khách hành hương. Chẳng thế mà nhiều khách thập phương vẫn ví nơi đây như một vịnh Hạ Long thứ hai.

 

Sau gần 2 giờ lênh đênh trên mặt nước, tàu cập bến đền Bờ. Dòng người từ muôn phương đổ về, đền Chúa Thác Bờ đông đúc, nhộn nhịp. Truyền thuyết kể rằng: Ông Đùng, bà Đùng thời cổ xưa là những ông thần, bà thánh thương dân, thấy thác nước nhưng đồng ruộng lại khô cằn nên có ý định ngăn sông Đà cho nước vào ruộng. Công việc đứt gánh giữa đường, những cục đất, đá khổng lồ rơi xuống thành đồi núi, trong đó có núi Đúng. Nơi xưa, ông Đùng, bà Đùng ngăn sông không thành, nay con cháu đã xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình. Sự tích Đền Bờ hay còn gọi là sự tích bà Chúa Thác Bờ còn gắn liền với với cuộc chinh phạt đánh giặc của vua Lê Lợi vào mùa xuân năm 1431. Khi đoàn quân của vua Lê đến thác Bờ đã được sự ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân trong vùng. Trong đó có bà Đinh Thị Vân, người dân tộc Mường xã Vầy Nưa (Đà Bắc). Bà kêu gọi nhân dân quyên góp lương thực, thực phẩm để nuôi quân, chèo thuyền đưa, dẫn quân đi đánh giặc… Để tiễn quân của nhà vua về kinh đô, bà Đinh Thị Vân cùng với nhân dân đóng bè, mảng đưa nghĩa quân cùng với thuyền rồng của nhà vua vượt thác Bờ trở về. Khi bà mất, vua truy phong công trạng, ban chiếu cho dân lập đền thờ trên núi đá đoạn ngang giữa Thác Bờ xưa. Gần khu Thác Bờ tại xã Hào Tráng trước đây còn có bài thơ chữ Hán của vua Lê Lợi khắc trên vách đá với giọng văn hào sảng, chan chứa tình vua - dân:

 

Gập ghềnh đường hiểm chẳng e xa

Dạ sắt khăng khăng mãi đến già

Lẽ phải quét quang mây phủ tối

Lòng son san phẳng núi bao la

Biên cương cần tính mưu phòng thủ

Xã tắc sao cho vững thái hoà

Ghềnh thác ba trăm lời cổ ngữ

Từ nay xem chẳng nổi phong ba

 

Khi công trình thuỷ điện Hoà Bình được xây dựng, chính quyền và nhân dân địa phương đã dựng lại ngôi đền tại hai địa điểm mới thuộc xã Vầy Nưa, Đà Bắc và xã Thung Nai, Cao Phong. Nhân dân địa phương thường gọi là đền “Chúa Thác Bờ”. Dân trong vùng thường xuyên hương khói và mở hội vào ngày mồng 7 tháng giêng hàng năm. Đền hiện có 38 pho tượng lớn, nhỏ, trong đó có 2 pho tượng đồng được thờ chính. Tấm bia khắc bài thơ của vua Lê Lợi nay đã được di chuyển về Bảo tàng Hoà Bình để lưu giữ.

 

Đã có nhiều năm đi lễ Đền Bờ, bà Nguyễn Thị Quỳnh (TP Hòa Bình) cho biết: Hàng năm, cứ sau Tết Nguyên đán, gia đình tôi lại đi lễ Đền Bờ. Không chỉ để cầu an, cầu lộc, cầu tài… đi lễ chùa đầu năm còn là nét đẹp lâu đời của người dân Việt Nam. Mỗi lần đến Đền Bờ là một lần tôi thấy lòng mình thêm thư thái. Đây cũng là cách tôi chọn để giáo dục con cái bởi theo tôi mỗi chuyến đi là một trải nghiệm để thêm hiểu và yêu đất nước, quê hương mình.  

 

Trẩy hội Đền Bờ, du khách không chỉ được tưởng nhớ bà Chúa Thác Bờ, cầu an khang, thịnh vượng, thưởng thức cảnh đẹp sơn thuỷ hữu tình mà còn được tìm hiểu những sản vật của địa phương như: măng đắng, lặc lày, chuột hun khói... và đặc biệt là thưởng thức món cá nướng thơm phức. Nhiều loại cá đặc sản như: cá dầm xanh, cá lăng, trắm, chép... đã làm hài lòng ngay cả những du khách khó tính nhất. Chị Khuất Thị Nghiêm (Hà Nội) cho biết: Mỗi lần đi lễ Đền Bờ, tôi không quên mang về vài xiên cá nướng làm quà, thân cá vàng óng, ăn ngọt thịt, thơm nồng vị hạt dổi… không nơi đâu cá nướng lại có đặc trưng riêng hấp dẫn như vậy.

 

Ngày nay, thác Bờ và Đền Bờ đã trở thành điểm du lịch văn hóa tâm linh nổi tiếng. Tính từ đầu năm Nhâm Thìn 2012 đến nay, mỗi ngày, Đền Bờ đón hàng ngàn khách thập phương nô nức đến lễ Phật, lễ Chúa cầu may. Cơ sở hạ tầng đền Bờ đang từng bước được nâng cấp, ANTT đảm bảo. Đây là tuyến du lịch sinh thái - văn hoá - tâm linh hấp dẫn, nhất là khi hồ Hoà Bình đã được đưa vào điểm du lịch trọng điểm quốc gia.

 

 

                                                                                       Hải Yến

 

Các tin khác


Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục