Hội gò Đống Đa là điểm đến tâm linh quen thuộc của nhiều người dân.

Hội gò Đống Đa là điểm đến tâm linh quen thuộc của nhiều người dân.

Theo GS Phan Huy Lê, việc các phương án tu bổ, tôn tạo di tích không có tư liệu gốc chuẩn xác để dựa vào vẫn thường xảy ra. Mới nhất, dự thảo phương án tu bổ tôn tạo di tích gò Đống Đa Hà Nội cũng rơi vào trường hợp này.

 

GS Lê Văn Lan chia sẻ tâm trạng trong hội thảo tu bổ tôn tạo Công viên Đống Đa - di tích gò Đống Đa Hà Nội bằng một giọng mừng mừng tủi tủi. Mừng vì công viên và di tích đang đứng trước cơ hội chuyển mình để thu hút người dân đến đông hơn nữa, làm đời sống tinh thần của họ phong phú hơn nữa. Tủi vì những tư liệu được sử dụng làm nền cho nghiên cứu và phát triển các phương án xây dựng bị sai lạc quá nhiều. Những tư liệu đó sai làm ảnh hưởng đến phương án xây dựng đến mức GS Lan thốt lên: “Tôi thực sự bàng hoàng”.

Chẳng hạn, tài liệu thuyết minh dự án về việc phục dựng công trình Trung Liệt Miếu trên đỉnh gò Đống Đa có đoạn khẳng định miếu “thờ các công thần tiết liệt với nhà Lê”. Nhưng trên thực tế, công trình trên đỉnh gò, theo GS Lan chính là đền Trung Liệt do đại thần thân Pháp Hoàng Cao Khải (triều vua Thành Thái) cho xây với dụng ý biến thành nơi thờ phụng chính ông ta. Công trình Trung Liệt Miếu này, theo GS Lan, đặt ở trên gò Đống Đa “thật là lạc lõng”.

 

Không nên thay đổi vị trí tượng vua Quang Trung

Cũng về dự án tu bổ tôn tạo di tích lịch sử gò Đống Đa, GS Phan Huy Lê (Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử) và GS Lưu Trần Tiêu (Chủ tịch Hội đồng di sản quốc gia) cho rằng không nên di dời tượng vua Quang Trung tới vị trí khác. Cả hai GS cùng cho rằng bức tượng đã có vị trí tôn kính trong lòng của người dân, đồng thời cũng đã được lựa chọn vị trí khá kỹ nên không nên thay đổi. Tuy nhiên, có thể sử dụng phương án vật liệu để bức tượng được bền vững hơn.

Chính vì vậy, theo ông, cần xem xét đúng ý nghĩa và giá trị đích thực của công trình trước khi tính tới chuyện phục dựng nó như thế nào. “Nếu bức xúc quá về việc xây đền thờ, thì có thể thay công trình phục dựng miếu Trung Liệt bằng công trình xây dựng đền thờ Quang Trung Nguyễn Huệ trên đỉnh gò Đống Đa”, GS Lan nói.

 Cơ chế cho tư liệu gốc

Bản thân việc các dự án tu bổ di tích dành quá ít công sức, tiền bạc cho nghiên cứu và tư liệu cơ bản đã được phản ánh trong nhiều hội thảo về tu bổ di tích. Điều này dẫn đến hệ lụy là dự án dễ trở nên chơi vơi như ví dụ Trung Liệt miếu ở trên. Thậm chí, có những di tích sau khi được dựng lại chẳng có gì chung với bản gốc.

“Đáng lý khâu đầu tư nghiên cứu cơ bản phải được thực hiện khoa học và nghiêm túc hơn. Việc tham vấn chuyên gia sẽ giúp dự án khoa học hơn”, GS Phan Huy Lê nói.

Với trường hợp gò Đống Đa, thực hiện tham vấn chuyên gia vốn không khó vì việc nghiên cứu gò Đống Đa đã được thực hiện khá kỹ lưỡng từ năm 1989, nhân kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi Đống Đa. Chính vì thế, việc kết nối các nhà khoa học và sử dụng tư liệu khá đơn giản cũng như không tốn kém nhiều. Tuy nhiên, đáng tiếc, trong dự án này (mới đang ở lần xin ý kiến khoa học đầu tiên) nó đã không được thực hiện chu đáo.

 

                                                  Theo ThanhNien

 

Các tin khác


Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục