Kiều Văn Kiên bên những hiện vật mà anh dày công sưu tầm.

Kiều Văn Kiên bên những hiện vật mà anh dày công sưu tầm.

(HBĐT) - Dẫu đã cho ra đời Công ty bảo tồn và phát triển văn hóa Thái Mai Châu tại xóm Mỏ (xã Chiềng Châu) nhưng chàng thanh niên người xuôi Kiều Văn Kiên vẫn đang tiếp tục thực hiện những ấp ủ cho cuộc sưu tầm, tìm hiểu sắp tới. Câu chuyện bén duyên với văn hóa Thái cũng như biết bao kỷ niệm gắn bó với bà con thôn, bản luôn được anh nhắc đến với sự trân trọng, say mê.

 

Như là duyên kỳ ngộ, ngày chưa lên Mai Châu, Kiều Văn Kiên (quê ở xã Đồng Trúc, huyện Thạch Thất) đã bao lần trào lên cảm xúc mới trong nỗi xúc động mỗi khi đọc những câu thơ của thi sĩ tài hoa Quang Dũng: Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người/Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói/Mai Châu mùa em thơm nếp xôi... Một hình ảnh Mai Châu xa xôi mà quyến rũ biết bao, qua hình ảnh người con gái Thái - nhành ban trắng hoà quyện cùng thiên nhiên, con người vùng cao đã hút hồn chàng trai ngay lần đầu đến (năm 2003). Để rồi, khi nên duyên chồng vợ với một cô gái Thái ở xã Xăm Khoè, tình yêu đối với văn hoá Thái càng nảy nở, lớn dần trong anh (ngay tên con gái Kiều Hà Châu cũng là điều mà anh gửi gắm tình yêu lớn này, từ địa danh Mai Châu, cũng như họ của người bạn đời).

 

Khi đã sống ở đây rồi, điều kỳ thú mà anh phát hiện đó là: Mai Châu đâu chỉ là tiềm năng du lịch với phố Vãng lãng đãng sương khói thân thương; bản Lác, Pom Coọng, bản Văn thân thiện, gợi cảm  hay những sản phẩm mang đậm nét văn hoá các dân tộc nơi đây: hàng thổ cẩm, cơm lam xôi nếp, rượu Mai Hạ, chè Shan tuyết mà còn chất chứa nhiều tầng văn hoá vật thể, phi vật thể, hiện đang có một đời sống bình dị tại mỗi gia đình, thôn bản. ý tưởng có một không gian trưng bày văn hoá Thái đã xuất hiện nhiều lần trong tâm tưởng của anh mỗi khi đến với thôn, bản của người Thái Những hiện vật cần được lưu giữ, bảo quản và có một không gian trưng bày để chính người Thái, du khách xa - gần thấy được góc đời sống vật chất, tinh thần của người Thái phong phú và đa dạng như thế nào.

 

Thế rồi, giao cuộc sống cơm áo thường nhật cho vợ - chị Hà Thị Lê (cán bộ ngành giáo dục huyện), nhiều năm qua, Kiều Văn Kiên đã dành thời gian, kinh phí tổ chức hàng trăm chuyến rong ruổi cùng chiếc xe máy đến hết xóm gần, bản xa của huyện Mai Châu và các huyện lân cận có người Thái sinh sống để tìm hiểu, sưu tầm hiện vật. Nay Xăm Khèo, mai đã trong Piềng Vế, Bao La, Cun Pheo. Bước chân càng đi càng hứng khởi bởi có điều thôi thúc trong lòng. Mỗi lần gặp một hiện vật ngủ yên qua lớp bụi thời gian, anh như thấy tầng tầng thời gian của bao thế hệ người Thái trong cuộc sinh tồn nơi vùng cao trở về và anh khao khát được chạm vào đời sống tâm hồn của người Thái qua các dụng cụ lao động sản xuất, chế biến lương thực, thức ăn, dụng cụ săn bắt - hái lượm, vật dụng đan lát, dụng cụ thắp sáng hay các bộ nhạc cụ dân tộc, đồ trang sức. Đặc biệt là bộ sách cổ mà anh có được, mong rằng, một ngày, các chuyên gia sẽ giải mã hết được những điều mà người xưa để lại. Hiện nay, ông Hà Công Tín (dân tộc Thái ở xóm Mỏ)  đang giúp anh dịch tiếp số sách cổ này.

 

      

Gian trưng bày bộ sưu tập âm thanh nhạc cụ dân tộc Thái (cồng chiêng, khèn bè) tại Công ty Bảo tồn và phát triển văn hóa Thái Mai Châu.

 

 

Qua nhiều năm tìm kiếm, bộ sưu tập của anh hiện đã có trên 1.000 hiện vật Nói về công việc của người anh ruột, anh Kiều Đăng Trường thổ lộ: Hồi đầu lên thăm Mai Châu, thấy anh lặn lội đi về các xã, bản vùng cao vất vả quá, gạn hỏi nhưng anh chỉ cười cười và vẫn một mực công việc của mình. Đi về lại tỷ mẩn sắp xếp tủ nọ, thùng kia. Có lần thấy anh tha về nào cối đá, cối xay, nào cung, tên, chum, vại của đồng bào, cực quá, cũng chẳng hỏi nữa vì biết đó là đam mê của anh. Hiện giờ, cả nhà đã hiểu được ý nghĩa và ủng hộ công việc của anh làm...

 

Sau gần 10 năm sống ở Mai Châu và kiên trì, âm thầm làm công việc của một nhà sưu tầm, nghiên cứu nghiệp dư, giờ Kiều Văn Kiên đã phần nào toại nguyện giấc mơ của mình: một công ty đã được cấp phép và đi vào hoạt động. Hôm khai trương, xóm Mỏ dập dìu khách xa, khách gần đến chúc mừng, Các cô gái Thái ở bản Lác đã mang đến những âm thanh và sắc màu rộn rã qua các lời ca, điệu múa. Ngày đó, hình ảnh Kiều Văn Kiên dẫn du khách bước lên ngôi nhà sàn Thái khang trang, rộng rãi trong khuôn viên của Công ty với bước đi hồ hởi của người tiên phong ở Mai Châu có không gian văn hoá Thái, nhiều người dân tộc Thái ở các bản làng thầm cám ơn và cảm phục cho vì những tâm huyết mà Kiên đã dành cho Mai Châu.

   

 

Mai Châu hiện có 5 di tích văn hóa cấp quốc gia cùng các tiềm năng lớn về du lịch đang được khai thác: du lịch văn hóa, du lịch sinh thái Du khách trong và ngoài nước đã, đang tìm đến miền đất có nét bản sắc văn hóa Thái giàu truyền thống này với những háo hức tinh nguyên. Có thể, ngoài những đặc sản văn hóa Thái mà du khách cảm nhận được, hy vọng không gian văn hóa Thái của Kiều Văn Kiên ở Chiềng Châu sẽ là địa chỉ đỏ trong hành trình tham quan của du khách. Nói về hoạt động của Công ty, Kiều Văn Kiên tâm sự:  Trước sau, em vẫn tuân thủ nguyên tắc: tất cả vì cộng đồng. Vì thế, đối với khách là người bản địa, người Thái Mai Châu, Công ty miễn phí vé tham quan. Sắp tới, Công ty cũng sẽ mở các lớp dạy tiếng Thái (nói và viết) miễn phí cho bà con. Nỗ lực làm điều gì để góp phần quảng bá văn hóa Thái, đó là tâm nguyện của em trong nhiều năm qua.

                                                                            

 

 

                                                                             Văn Tưởng

 

Các tin khác


Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục