(HBĐT) - Tác giả thơ Đỗ Viết Tuyển sinh ra và lớn lên ở xã Yên Bồng (Lạc Thủy), học hết cấp III, anh tình nguyện nhập ngũ, được cấp trên điều về đơn vị hải quân ở Hải Phòng.

 

Sau những năm chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, anh Đỗ Viết Tuyển được phong quân hàm đại tá. Khi trở về quê hương, anh đã dành thời gian sáng tác truyện và thơ. Thơ của anh Tuyển trẻ trung, sung sức như thời anh cầm súng bảo vệ biển, trời. Cuối năm 2011, Nhà xuất bản Hội nhà văn Việt Nam in tập thơ “Tiếng lòng”. Tập thơ “Tiếng lòng” của anh Đỗ Viết Tuyển đã gây sự chú ý, quan tâm của bạn đọc trong và ngoài tỉnh. Tập thơ dẫn dắt đi từ vùng đất này đến một miền đất khác. Thơ của anh gần gũi với đời thường, bạn đọc dễ hiểu, dễ nhớ, nhiều bài thơ chứa chất hào khí đất nước, tình yêu quê hương đằm sâu cảm xúc trong thơ “Tiếng lòng”. Bài thơ “Nói với bầu bạn”, anh viết:

 

Từ đất liền đến  hải đảo xa xôi/Mạch tổ quốc truyền đời con cháu/Lấy “đại nghĩa” giữ yên biển đảo/Dùng “trí nhân” để thắng   hung tàn/Nay bầu trời có đám “mây đen”/Cùng bè bạn ta giữ yên lãnh hải.

 

Đây là một bài thơ có ý tứ về chủ quyền biển đảo Tổ quốc, câu thơ mạnh mẽ, hào khí đất nước. Là người lính, anh có nhiều cảm xúc đưa vào những bài thơ cảm động về nghĩa tình đồng đội, quê hương yêu quý. Trong bài “Đón anh về”:

 

Anh ngã xuống đầu xuân bảy mốt/Trời đầy hoa và đất nở hoa/Bốn mươi năm xa cách quê nhà/Đồng đội nhớ anh, gia đình thương tiếc/…Tiễn anh về quê mẹ/Đồng đội vui mừng, xóm làng rộn rã/Vợ, con sung sướng lệ tuôn trào/Lá quân kỳ vàng ánh ngôi sao/Phủ lên anh đất trời lồng lộng.

 

Tác giả thơ Đỗ Viết Tuyển trong tập thơ “Tiếng lòng” có nhiều bài thơ trữ tình gần gũi với đời thường nhưng vẫn dạt dào cảm hứng của thi tứ, cảm nhận về tình người: Trong bài “Người quê” anh viết:

 

Người quê ăn nói lựa lời/Ai cho một tí suốt đời không quên/Mời nhau chẳng tính thiệt hơn/Chia nhau thì phải các bên công bằng/Người quê chỉ có tấm lòng/Mỗi khi chị ngã em nâng là mừng/Lọt sàng thì lại xuống nong/Những khi tối lửa cơn giông tắt đèn/Gặp nhau chẳng kể sang hèn/Dù thân hay chẳng người quen cũng chào.

 

Bài “Gái quê” anh viết:

 

Chân bùn tay đất là em/Gái quê như cách hoa sen giữa đồng/Thức khuya dậy sớm nhọc nhằn/Gái quê vẫn cứ vui cùng nước non.

 

Tác giả thơ Đỗ Viết Tuyển năm nay anh bước vào tuổi bảy mốt, bước chân anh đã đi khắp mọi miền đất nước. Anh có một hậu phương tin cậy đó là người vợ chân quê đảm đang tất cả công việc cho anh yên tâm công tác, cho anh được bay bổng với văn thơ:

 

Vợ tôi/chân chất/tay bùn/còng lưng/gánh cả giang sơn nhà chồng/tương cà/mắm muối/quanh năm/nón mê quạt mát/tấm lòng thủy chung/trưa hè/hay những chiều đông/vợ tôi rơm rạ/ruộng đồng quanh năm/vợ tôi như thể con tằm/quanh năm rút ruột hết lòng nhả tơ/tâm hồn tôi ngã nhà thơ/vẫn về neo đậu bến bờ vợ tôi.

 

Không phải ai cũng nhìn thấy vẻ đẹp của người vợ, vẻ đẹp của hậu phương. Người lính và những người đàn ông yêu quê hương, yêu thương vợ hiền có những câu thơ hay đến vậy.

 

Tác giả thơ Đỗ Viết Tuyển viết “Say ở Mường Vang”: Trở về Vang, Vó chiều nay/Tiếng cồng ai dạo mà say lòng người/Nghe câu “hát lượn” đánh rơi/Nhặt lên sợ vỡ lại thôi, để nhìn/Ai đem cái “lúm đồng tiền”/Quẳng vào chợ Vó, tôi tìm ngẩn ngơ... Nếu không có miệng em cười/Tôi đâu nghiêng ngả giữa trời Mường Vang.

 

Tôi xúc động đọc bài thơ “Tôi kể chuyện nhà”: Ngày em lấy vợ/Mẹ tôi rạng rỡ/Ra cửa đón con dâu/Đưa các em đến nghĩa trang liệt sĩ/Mẹ bảo: hai con cúi đầu làm lễ/Xong về bái tổ gia tiên/Tay mẹ run run mở chiếc giương/Trao con dâu chùm chìa khóa/Quà trao hai em trai hai tay mẹ đỡ/Tấm Huân chương chiến công hạng nhất/Và 55 tuổi Đảng của cha/Mẹ bảo: Gia tài nhà ta/Giao cho con giữ/Em dâu ngước nhìn bàn thờ tiên tổ/Em trai nhìn tấm hình cha/Mặt mẹ như hoa/Tôi cúi đầu lặng lẽ.

 

Tập thơ “Tiếng lòng” có nhiều bài hay mang lại niềm cảm hứng cho người đọc. Song cũng phải nói thật còn đôi, ba bài anh viết sơ sài, điều ấy khó tránh khỏi bởi tập thơ “Tiếng lòng” có 95 bài thơ anh gửi tới bạn đọc.

 

Tác giả thơ Đỗ Viết Tuyển đã trình làng hai tập thơ. Tập thơ “Tiếng lòng” là khúc ca cảm động về nghĩa tình đồng đội, là cảm hứng trữ tình nồng hậu của con người. Thơ anh mộc mạc chân tình như con người anh một chiến sĩ cách mạng một lòng yêu Tổ quốc, quê hương.

 

 

                                                                         Trần Quốc Dũng

                                                                                  (T.T.V)

 

Các tin khác


Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục