Hội viên phụ nữ tổ 10, phường Thịnh Lang (TPHB) luyện tập các bài chiêng.
(HBĐT) - Kể từ cuối tháng 4, mỗi tuần 2 buổi tối, nhà văn hóa tổ 10, phường Thịnh Lang (TPHB) lại rộn vang âm thanh pôông... pêêng... pôông... khầm... của dàn cồng chiêng. Hơn 30 chị em phụ nữ trong trang phục Mường truyền thống say mê tập luyện những bài chiêng của dân tộc. Thanh niên, cụ già và cả đám trẻ con cũng bị hút đến để xem các bà, các chị đánh chiêng. Thanh âm của giai điệu truyền thống như làm cho lòng người thêm hân hoan, phố phường thêm vui vẻ. Khuôn mặt ai cũng ánh lên niềm tự hào dân tộc.
Bà Bùi Thị Định, Bí thư chi bộ tổ 10 cho biết: Là một trong những nơi trung tâm của thành phố với 69 hộ, tổ có trên 90% dân số là dân tộc Mường. Sống giữa lòng thành phố, sự giao lưu KT-VH nhiều nên những luồng văn hoá hiện đại đã ảnh hưởng lớn đến các sinh hoạt văn hoá truyền thống. Thanh niên chẳng mấy ai biết hát dân ca, phụ nữ không biết đánh chiêng, đám trẻ con ít cháu biết nói tiếng của dân tộc. Điều này đã làm cho các đảng viên trong chi bộ trăn trở, tìm hướng khôi phục lại bản sắc. Muốn vậy, trước hết phải tạo ra môi trường và nơi diễn ra các sinh hoạt truyền thống. Từ sự quyết tâm, tổ đã huy động sự đóng góp ngày công, tiền của nhân dân để xây dựng ngôi nhà văn hoá khang trang. Có nhà văn hoá rồi lại phải vận động thanh niên, phụ nữ đến để tham gia sinh hoạt. Lúc này, các đảng viên và người đứng đầu các chi hội, đoàn thể là những người đi đầu tham gia và vận động, khơi dậy niềm tự hào dân tộc trong mỗi người dân. Nhờ sự nhiệt huyết của những cán bộ cơ sở, mấy năm gần đây, các phong trào văn hoá, văn nghệ của tổ phát triển sôi nổi. Tổ đã thành lập đội văn nghệ gồm 20 hạt nhân và tham gia tất cả các hội thi, hội diễn do phường tổ chức. Nhiều chị em trong đội đã được chọn đi thi cấp thành phố. Song cũng qua những cuộc giao lưu đó, các thành viên đều nhận thấy rằng, chương trình tham gia thiếu vắng các tiết mục văn hoá truyền thống, đặc biệt là trình tấu cồng chiêng. Thấy các mế, các chị dân tộc Mường ở các xã vùng ven như Sủ Ngòi, Dân Chủ biểu diễn đánh chiêng mà thấy đội còn thiếu đi hồn cốt của dân tộc.
“Không gian văn hóa cồng chiêng là di sản vô giá, niềm tự hào gắn liền với đời sống từ bao đời nay của đồng bào Mường. Để không bị mai một, văn hóa cồng chiêng rất cần đến ý thức gìn giữ của những chủ nhân sản sinh và sở hữu di sản vô giá này. Đó cũng là trách nhiệm mà chị em phụ nữ Mường trong tổ đã xác định. - Chị Nguyễn Thị Xanh, hội viên phụ nữ tổ 10 chia sẻ. Từ sự đồng thuận cao của nhân dân, cuối tháng 4, tổ đã trích quỹ mua một bộ cồng chiêng đầy đủ 12 chiếc, trị giá 24 triệu đồng để các chị em luyện tập. Có chiêng rồi, ai cũng sắp xếp công việc buổi tối để hăng hái tham gia buổi học đánh chiêng. Bí thư chi bộ Bùi Thị Định đã từng là một tay chiêng giỏi nay đã tự ôn lại và dạy cho các chị em khác đánh các bài chiêng cổ như: đi đường, bông trắng, bông vàng, bến rậm, sông bờ Tổ còn mời nghệ nhân giỏi ở các nơi khác đến truyền dạy thêm. Cùng với học đánh cồng chiêng, các chị em còn học hát các bài dân ca Mường như: mời trầu, đập bông, các bài hát ru, hát đối đáp...
Chị Nguyễn Thị Biên, chi hội trưởng chi hội phụ nữ cho biết: Bản thân tôi và các chị em khác hăng hái tham gia luyện tập đánh chiêng. Càng tập lại càng thấy yêu văn hoá truyền thống của dân tộc mình. Đến thời điểm này, không phải vận động, nhắc nhở, các chị em trong đội văn nghệ ai cũng tự giác thu xếp công việc để được hoà mình vào không gian truyền thống. Những hội viên không phải trong đội cũng xin tham gia học đánh chiêng. Hồi đầu tháng 5, có gia đình trong tổ tổ chức đám cưới cho con, đội cồng chiêng đã đến biểu diễn lúc ăn hỏi, đón dâu. Ai cũng vui vẻ đón nhận. Đây là những kết quả bước đầu đáng mừng trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc nói chung, văn hoá cồng chiêng nói riêng. Dự kiến, sau các buổi học dành cho hội viên phụ nữ là đến các ĐV-TN trẻ. Theo kế hoạch, thời gian tới, trong các dịp hiếu, hỉ, ngày hội đại đoàn kết của tổ sẽ có sự hiện hiện của đội chiêng.
Nhờ những hoạt động văn hoá, văn nghệ truyền thống sôi nổi đã góp phần nâng cao đời sống tinh thần, niềm tự hào dân tộc và xây dựng KDC tổ 10 đạt KDC tiên tiến. Năm 2012 có 70% số hộ gia đình trong tổ đạt tiêu chuẩn văn hoá. Nhiều năm nay, tổ đạt 2 không: không có người mắc tệ nạn xã hội, không có người sinh con thứ 3. Hiện, tổ chỉ còn 1 hộ nghèo do hoàn cảnh neo đơn nhưng đã có nhà ở cấp 4 vững trãi.
Cẩm Lệ
(HBĐT) - Ngày 17/5, Đảng uỷ - Bộ CHQS tỉnh đã tổ chức hội thảo thông qua và thống nhất nội dung cuốn sách "Văn hoá ẩm thực hậu cần nhân dân - hậu cần địa phương" tỉnh Hoà Bình.
(HBĐT) - Ông Nguyễn Bá Cương, Trưởng phòng VH – TT huyện Lạc Sơn cho biết: Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH) nói chung và phong trào xây dựng gia đình văn hóa nói riêng được nhân dân đồng tình ủng hộ, hưởng ứng thực hiện.
(HBĐT) - Nhận thức tầm quan trọng của Nghị quyết T.Ư 5 (khoá VIII) “về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam đậm tiên tiến đà bản sắc dân tộc”, những năm qua, huyện Lạc Sơn đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền, tổ chức thực hiện Nghi quyết đến toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn, trong đó huyện đặc biệt chú trọng việc bảo tồn, phát triển văn hoá vật thể và phi vật thể của dân tộc Mường.
(HBĐT) - Sự đa dạng, phong phú của nền văn hoá các dân tộc đã và đang là một nền tảng quan trọng để huyện Mai Châu đưa du lịch phát triển ở tầm vóc mới. Mỗi sản phẩm du lịch đều hàm chứa nét bản sắc văn hoá rất riêng và độc đáo của huyện.
(HBĐT) - Vừa qua, tại thành phố Hồ Chí Minh, hoạ sĩ Vũ Đức Hiếu, Giám đốc Bảo tàng “Không gian văn hoá Mường” là 1 trong 6 cá nhân được nhận giải thưởng văn hoá Phan Châu Trinh lần thứ VI.
(HBĐT) - Với thành tích 5 năm liên tục (2008 – 2012) đạt làng văn hóa tiêu biểu cấp huyện và có 67 % hộ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa 3 năm liền (2010 – 2012), nhân dân xóm Tân Sơn (xã Trung Sơn – Lương Sơn) vẫn tiếp tục phấn đấu nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, hưởng ứng tích cực CVĐ “Ngày vì người nghèo” và phong trào văn hóa của các ban, ngành phát động như “Ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền”, gia đình nhà giáo văn hóa, “phụ nữ giỏi việc nước, đảm việc nhà”… quyết tâm giữ vững danh hiệu làng văn hóa tiêu biểu của huyện Lương Sơn.