Bữa cơm cộng đồng của người Hà Nhì trong lễ Thú Tỷ ở huyện Mường Tè.

Bữa cơm cộng đồng của người Hà Nhì trong lễ Thú Tỷ ở huyện Mường Tè.

(HBĐT) - Tỉnh Lai Châu cách Hà Nội khoảng 400 km; có 8 huyện, thị, 108 xã, phường, thị trấn, dân số trên 40 vạn người. Lai Châu là vùng đất có 20 dân tộc anh em gồm: Thái, Tày, Nùng, Giáy, Lào, Lự, Việt (Kinh), Mường, Khơ Mú, Mảng, Kháng, Hà Nhì, Cống, La Hủ, Si La, Phù Lá, Lô Lô, H’Mông, Dao và Hoa. Mỗi dân tộc có những nét văn hóa đặc sắc tạo nên diện mạo đa sắc màu của văn hóa Lai Châu. Văn hóa Lai Châu chứa đựng nhiều truyền thống tốt đẹp.

 

Đó là truyền thống cố kết cộng đồng chặt chẽ. Các mối quan hệ đều theo đạo lý “lá lành đùm lá rách”, đến độ dù không gặp thiên tai, hoả hoạn... nhưng nếu một nhà còn gạo ăn thì cả bản sẽ không bị đói. Các mối quan hệ láng giềng, huyết tộc, họ hàng, thông gia quyện chặt vào nhau, tạo nên sự bền vững giữa các thành viên trong bản và giữa các bản với nhau. Việc sử dụng đất đai và các sản phẩm của rừng núi, sông, suối đều tuân theo tập tục, không có sự tranh chấp. Một nhà trong bản có việc mừng vui thì bản cùng dự, có việc buồn thì cả bản cùng sẻ chia. Các cộng đồng dân cư ở Lai Châu còn có truyền thống dân chủ và coi trọng dư luận, tuy còn sơ khai và thuần phác, song là nét đẹp trong đời sống xã hội. Trong nhà, bố mẹ tôn trọng con cái, anh em hoà thuận. Ngoài làng, các thành viên bàn bạc công việc chung. Sau khi đã quyết định, mọi người đều tự giác chấp hành.

 

     

                    Té nước trong lễ hội Bun Vốc Nặm của dân tộc Lào.

 

Văn hóa vật chất ẩn chứa những nét đẹp trên nhiều phương diện: ứng xử là một nét đẹp trong ăn uống của người dân Lai Châu. Bữa ăn được dọn ra trên bàn gỗ hoặc mâm đan bằng mây, tre. Nơi ăn thường ở gần bếp. Khi có khách, đàn ông trong nhà thường tiếp khách ở gian ngoài thể hiện lòng hiếu khách của gia chủ. Miếng ăn ngon bao giờ cũng được dành cho người cao tuổi trong gia đình hoặc khách, trẻ nhỏ... Trang phục của người dân Lai Châu có nhiều kiểu dáng, loại hình, màu sắc, hoa văn..., nhiều dân tộc mặc quần áo. Nhiều dân tộc mặc váy và tấm choàng. Cùng là váy và áo nhưng váy, áo của người Thái không giống váy, áo của người Lào. áo dài người Thái không giống áo dài của người Kinh, thậm chí, áo dài của người Thái đen cũng khác áo dài của người Thái trắng... Hoa văn trên áo, váy của người Lự có từ khi dệt vải chứ không thêu như người Dao; người H’Mông lại in sáp ong, chắp ghép vải màu để tạo hoa văn... Bộ nữ phục Dao có đủ khăn, yếm, áo, quần, thắt lưng; bộ nữ phục Mảng nổi bật là tấm vải choàng phủ ngoài thân. Đồ trang sức cũng rất phong phú, nhất là nữ giới với những bộ xà tích bằng bạc, vòng đeo cổ, đeo tay, đeo chân được làm bằng đồng, bạc, nhôm, hạt cườm. Nhà cửa của người dân Lai Châu cũng vô cùng phong phú. Hầu hết cư dân nhóm Tày - Thái vùng thấp và các cư dân nhóm Môn - Khơ me vùng giữa ở nhà sàn. Trong khi đó, các cư dân nhóm H’Mông - Dao, Tạng - Miến vùng cao lại chủ yếu ở nhà trệt. Một số kiểu nhà mang phong cách kiến trúc đặc trưng như nhà sàn có hàng lan can dài trước nhà của người Thái trắng, nhà sàn mái hình mu rùa có khau cút ở hai đầu đốc của người Thái đen, nhà gỗ pơ mu của người H’Mông, nhà trình tường lô cốt của người Hà Nhì. Người dân Lai Châu trước kia đi lại chủ yếu bằng đường mòn dân sinh. Công cụ vận chuyển phổ biến là gùi bằng mây, tre đan. Phương tiện vận chuyển của người dân vùng cao là ngựa. Một số dân tộc ít người sinh sống ở ven các con sông, suối lớn sử dụng “thuyền đuôi én” (một loại thuyền độc mộc) để vận chuyển, lưu thông.

 

                          

                            Trò chơi tó cối của dân tộc Lự.

 

Phong tục tập quán đậm tính nhân văn và những kinh nghiệm dân gian: mỗi dân tộc ở Lai Châu đều có những phong tục đẹp trong hôn nhân. Hầu hết trai, gái được tự do tìm hiểu qua các buổi chơi chợ, chơi hội. Trong đám cưới, bên cạnh các nghi thức theo tập quán của từng dân tộc còn có hát đối đáp, hát giao duyên độc đáo. Phụ nữ mang thai đều nhận được sự quan tâm chăm sóc của gia đình và cộng đồng. Họ được miễn tất cả những công việc nặng nhọc, nguy hiểm. Sau khi sinh, sản phụ được ăn những đồ ăn bổ và lành, được dùng thảo dược để mau lại sức, tránh được các bệnh hậu sản lại lợi sữa. Trong không khí đau buồn của tang ma càng xuất hiện những nghĩa tình cao đẹp. Hầu hết các dân tộc đều có tục khi một gia đình có người thân qua đời, cả dòng họ, bản làng đều đóng góp của cải, công sức giúp đỡ như thồ củi, lấy nước, nấu cơm... Ai đến cũng mang theo thồ gạo hoặc ngô, chai rượu, con gà hoặc con lợn nhỏ để giảm gánh nặng kinh tế cho tang gia; tính cộng đồng từ đó càng thêm thắt chặt.

 

                            

                   Cảnh đẹp của thác Tác Tình, huyện Tam Đường.

 

Văn hóa tinh thần phản ánh sức sáng tạo và tư duy trừu tượng phong phú: tín ngưỡng dân gian ở Lai Châu đa dạng, chủ yếu là tín ngưỡng thờ thần bản mệnh, tổ tiên, ma nhà, ma bản; vật linh giáo (mọi vật đều có linh hồn), các tàn dư tôn giáo nguyên thủy gồm tàn dư tô tem giáo, tàn dư ma thuật và tàn dư lễ thành đinh. Ngoài ra, ảnh hưởng của tam giáo (Đạo giáo, Phật giáo và Nho giáo), Thiên chúa giáo cũng đóng vai trò quan trọng. Lễ, tết, hội cổ truyền của người dân Lai Châu có Tết Nguyên đán, Tết Nguyên tiêu (15/1), Tết thanh minh (3/3), Tết đoan ngọ (5/5), tết  6/6, tết “xíp xí” 14/7, rằm tháng 7, trung thu, tết cơm mới... Các dân tộc ít ở Lai Châu còn có nhiều lễ hội lớn, điển hình như lễ hội Kin Pang then, lễ hội Nàng Han và lễ hội ăn cốm mới của người Thái, lễ hội gầu tào của người H’Mông, hội té nước cầu mưa của người Lào... Văn học nghệ thuật dân gian của người dân Lai Châu có thần thoại, truyện cổ tích, tục ngữ, câu đố, đặc biệt còn có một số truyện thơ dài, trường ca, truyện thơ. Dân ca gồm có dân ca giao duyên, dân ca than thân, dân ca nghi lễ - phong tục...

 

                            

 Môn Tù lu thường được tổ chức trong các Ngày hội của dân tộc H’Mông.

 

Cùng với cả nước, người dân các dân tộc Lai Châu đang từng bước tháo gỡ khó khăn, phát huy lợi thế của tỉnh nhằm xây dựng tỉnh giàu về kinh tế, mạnh về AN-QP, bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa, vững bước trong công cuộc hội nhập quốc tế.

 

 

                                    Bùi Quốc Khánh - Hồng Vân

                                           (Sở VH-TT&DL tỉnh Lai Châu)

                                                                   

 

 

 

Các tin khác


Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục