Điệu múa sạp truyền thống của người Thái Mai Châu được các đội văn nghệ bảo tồn và phát triển, phục vụ khách du lịch.

Điệu múa sạp truyền thống của người Thái Mai Châu được các đội văn nghệ bảo tồn và phát triển, phục vụ khách du lịch.

(HBĐT) - Vượt qua con đường dốc quanh co, dừng chân ở lưng chừng đỉnh dốc Thung Nhuối, thị trấn Mai Châu hiện ra trong sương và nắng nhạt nhòa. Thị trấn Mai Châu nằm giữa một thung lũng xanh mướt, lúc ẩn, lúc hiện, chỉ trong có mươi phút, thị trấn đang trong sương phủ mờ ảo, bỗng chốc lại quang đãng và sáng trong. Quốc lộ 15 giống như một sợi chỉ chạy dọc trong lòng phố Vãng. Bản làng của đồng bào Thái thấp thoáng những nếp nhà sàn trên nền cánh đồng lúa đang thì con gái ngào ngạt hương, phảng phất khói lam chiều bình yên đến lạ lùng.

 

Mỗi khi lên Mai Châu, chúng tôi lại đến thăm gia đình anh Hà Văn Thiết ở bản Pom Coọng. Bản này đi bộ qua cánh đồng nhỏ là đến bản Lác là những địa danh du lịch nổi tiếng của huyện Mai Châu. Cũng như nhiều gia đình trong xóm, nhà sàn gia đình anh Thiết vẫn giữ nguyên bản, được bố trí hài hòa, khoáng đãng, phía sau, ao cá điểm hoa súng đỏ lựng, hàng đàn cá lượn tung tăng. Dưới nhà cũng bố trí khung dệt dành cho phụ nữ dệt vải, may trang phục, đồ dùng dân tộc Thái. Nhà anh Thiết đã trở thành điểm du lịch cộng đồng được mười mấy năm nay. Anh chia sẻ: Giờ cả xóm đã làm du lịch, bản Pom Coọng đã xây dựng những cơ sở thiết yếu như chăn, màn, công trình phụ, cảnh quan môi trường, giữ gìn và phát triển các ngành nghề truyền thống; tổ chức đội văn nghệ để biểu diễn, giao lưu, phục vụ các đoàn du khách. Khách đến thăm bản ngày càng nhiều hơn. Nét văn hóa, cuộc sống, nhà sàn của người dân vẫn được giữ gìn trên nền bản sắc. Bạn có thể nghỉ lại, cùng sinh hoạt với người dân, được thoải mái đắm mình trong không gian văn hóa đậm đà bản sắc, được nghe các mế, các em dạy câu tỏ tình, câu chào cửa miệng tiếng địa phương mà cảm thấy gần gụi rộn rã thương yêu. ẩm thực của Mai Châu cũng có sức lôi cuốn lạ kỳ. Khách thăm quan được cùng nấu nướng với chủ nhà, được thưởng thức những món ăn mộc mạc mà độc đáo như cơm lam, cá muối, thịt hun khói, cải ngọt, măng đắng, rau đồ, gà rừng, lòng nướng... Mỗi món đều có dư vị đậm chất núi rừng và văn hóa dân tộc.

 

Mai Châu đang tận dụng và khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên văn hóa để làm du lịch, tạo nên sức hút mới về du lịch. Mai Châu từ lâu đã có tên trên bản đồ du lịch quốc gia, ngày càng trở nên hấp dẫn hơn. Mới đây, Mai Châu được tạp chí Business Insider của Mỹ bình chọn là 1 trong 10 điểm du lịch đem lại cho du khách những trải nghiệm thú vị. Huyện Mai Châu có đông đồng bào dân tộc sinh sống, là nơi hội tụ, đan xen bản sắc văn hóa dân tộc tạo nên những nét văn hóa độc đáo. Mai Châu có 12 di tích, danh thắng, trong đó có 5 di tích được Bộ VH-TT& DL công nhận là hang Khoài (Xăm Khòe), hang Chiều (thị trấn Mai Châu); hang Nhật, hang Láng, hang Mỏ Luông (Chiềng Châu). Mai Châu còn lưu giữ một kho tàng văn hóa, văn nghệ dân gian phong phú với các lễ hội đặc trưng như lễ hội cầu mưa, chá chiêng của dân tộc Thái, lễ hội “gầu tào” của dân tộc Mông... Du lịch dân gian đang phát triển khá mạnh ở huyện vùng cao này. Không chỉ có bản Văn, bản Lác, bản Pom Coọng, hầu hết các xã trên địa bàn đều có sức hút với khách du lịch trong và ngoài nước. Đi bất cứ đâu trên địa bàn, bạn cũng được tiếp đón ân cần, chân thật. Được sống trong khung cảnh của núi non, đại ngàn, ngồi bên cửa voóng yên lành nghe tiếng suối chảy róc rách. Được thưởng thức những sản vật vùng cao rượu núi cay xè, tỏi tía Noong Luông, khoai sọ Phúc Sạn, rượu ngô Pù Bin, được khám phá khu rừng nguyên sinh Tân Sơn- Pà Cò, Xăm Khòe, Cun Pheo, được nhìn ra sông nước mênh mang lòng hồ Tân Mai, Phúc Sạn; được ghi lại những khoảng khắc của những thảm hoa dại, hoa lau, hoa cải vàng, trắng dọc bên đường kéo tới tận chân núi mờ xa, được ngắm hoa mận, hoa đào, sắc màu phiên chợ và nhâm nhi hương chè shan tuyết Hang Kia, Pà Cò đem lại cảm giác như chốn thiên thai, tiên cảnh...

 

Năm 2013, huyện Mai Châu đã đón trên 9.300 đoàn khách với hơn 7,5 vạn lượt người, thực hiện doanh thu hơn 19 tỷ đồng. Để khai thác tiềm năng, tài nguyên du lịch, huyện Mai Châu triển khai kế hoạch truyên truyền, quảng bá, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này, xây dựng sản phẩm du lịch mang bản sắc dân tộc độc đáo, gắn với du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, đồng thời thực hiện đề án phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng NTM, tạo sức hút ngày càng hấp dẫn cho du lịch Mai Châu.

 

 

                                                                                            Lê Chung

 

 

Các tin khác


Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục