Trong dịp Tết, với người Mường không thể thiếu bánh chưng và bánh ống.

Trong dịp Tết, với người Mường không thể thiếu bánh chưng và bánh ống.

(HBĐT) - Đối với người Mường, Tết Nguyên đán là cái Tết quan trọng nhất, to nhất trong năm. Có một điều đặc biệt, trong Tết, mọi người dân được nói lên ý kiến của mình về việc Mường, kể cả những ý kiến chỉ trích nhà lang. Đặc biệt hơn, khi trong một xã hội cổ truyền có tính đẳng cấp nghiêm ngặt nhưng trong những ngày Tết, người dân có quyền ép rượu nhà lang và không bị coi là phạm thượng. Đó những điều mà không phải ai cũng biết. Điều đó chỉ còn tồn tại ở những miền ký ức không còn hiện hữu và chỉ được khơi gợi lại bên bếp lửa bập bùng...

 

Về phong tục đón Tết của người Mường xưa, theo nhà nghiên cứu văn hóa Mường Bùi Huy Vọng: Ngày xưa cuộc sống đơn sơ, hầu hết là người nghèo nên người ta thường chỉ chú trọng tới việc làm ăn. Tuy nhiên, do coi Tết Nguyên đán là quan trọng, to nhất trong năm nên chuẩn bị đón Tết cũng được người ta chuẩn bị một cách chu đáo.

 

Theo đó, việc chuẩn bị Tết thường bắt đầu từ đầu tháng 12 âm lịch (tháng chạp). Cùng với đó, lá dong rừng để gói bánh cũng được lấy trước. Đến thời điểm rằm tháng chạp cũng là lúc trong làng, trong xóm bắt đầu vang lên những tiếng chày giã gạo thậm thịch trong đêm. Với cách tính lịch ngày lui, tháng tới nên Tết của người Mường được bắt đầu từ ngày 28 tháng chạp, tức là ngày 27 theo cách tính của người Mường (hay còn gọi là ngày 7 cuối). Với người Mường, đây là một ngày bận rộn bởi các hộ dân trong làng, trong xóm sẽ mổ lợn và dựng cây nêu. Trong dịp Tết, tùy theo hoàn cảnh từng gia đình, việc tổ chức to, nhỏ khác nhau. Tuy nhiên, mỗi nhà đều chuẩn bị một mâm cơm thịnh soạn nhất có thể để dâng cúng tổ tiên và thần thánh. Bữa cơm đó, người ta gọi là làm Tết. Cỗ cúng vào dịp Tết Nguyên đán của người Mường thường có những lễ vật như thịt thú săn trên rừng, hoa quả trong vườn, cá đánh dưới suối, gà, lợn nuôi trong chuồng nhà. Còn cỗ Tết của người Mường thường được chế biến đơn giản với món thịt luộc và nướng được xếp trên lá chuối (cỗ lá). Theo bố Đương (gọi theo tên con) ở xóm Chanh Ngoài, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) năm nay đã ngoài 90 tuổi, xưa kia vốn là “thầy tlượng” của vùng Mường Động: trước kia, người Mường thường ăn Tết kéo dài trong thời gian 7 ngày. Tết bắt đầu ở nhà lang vào ngày chín tủn (tức ngày 29 tháng chạp) bằng lễ dâlchiêng (dậy chiêng) sau đó là tiếng trống đại và 3 phát súng. Sau khi có hiệu lệnh đón Tết của nhà lang, cả Mường dọn mâm cỗ cúng tổ tiên nhà mình. Lúc này, Tết chính thức bắt đầu. Sau những ngày nghỉ ngơi, vui chơi, Tết của người Mường thường kết thúc vào ngày páy (tức ngày 8 tháng giêng) sau khi ăn xong Tết làng (ngày cả làng ăn tết chung), ngày hòa hợp giữa nhà lang và nhà dân ở đình làng (nếu Mường không có đình thì cúng tại nhà lang). Trong bữa Tết làng được cúng ở đình, mỗi nhà trong Mường phải mang đến một mâm cỗ cúng. Sau khi cúng xong, cả làng cùng ăn uống vui vẻ. Có một điều đặc biệt là trong bữa Tết làng, dưới sự chủ tọa của thần hoàng làng, mọi người dân trong Mường đều được nói lên ý kiến của mình về việc Mường. Về phía nhà lang, trong bữa tết Mường cũng lắng nghe mọi điều, hoan nghênh mọi lời nói phải từ những người dân trong Mường.

 

Trong Tết Mường, từ xa xưa cũng như trong giai đoạn hiện nay, có những thứ đã bị mai một, lãng quên theo thời gian; có những thứ lễ nghi, nghi thức cúng tế đã được người dân tiếp nhận, làm mới cho phù hợp trong điều kiện hiện nay. Tuy vậy, có một nét văn hóa đặc sắc vẫn còn trường tồn, lưu giữ và hiện hữu như một dấu ấn đậm nét về đời sống, văn hóa của dân tộc Mường đó là tục hát xéc bùa trong ngày Tết. Đó là một trong những nét đẹp của người Mường từ xa xưa vẫn còn được lưu giữ cho đến ngày nay.

 

 

 

 

                                                                   Mạnh Hùng

 

 

 

Các tin khác


Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục