Ông Korikawa Takeru chăm sóc cây cảnh đón Tết Việt.

Ông Korikawa Takeru chăm sóc cây cảnh đón Tết Việt.

(HBĐT) - Một ngày cuối năm, chúng tôi có dịp gặp gỡ các bạn Nhật Bản đang làm việc tại Công ty TNHH Sankoh Việt Nam. Khi được hỏi “Các bạn biết gì về ngày Tết của đất nước chúng tôi?”. Chúng tôi thật vui khi được nghe trả lời: “Nấu bánh chưng, lì xì, xông đất, hái lộc”... để thấy Tết Việt rất gần gũi và ấm cúng với họ. Những phong tục độc đáo của Tết cổ truyền Việt Nam đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp với những người bạn Nhật Bản đang sống và làm việc tại Hoà Bình. Đoàn tụ gia đình là điều mà các bạn Nhật Bản nhắc đến nhiều nhất khi được hỏi về Tết Nguyên đán ở Hoà Bình.

 

Trải nghiệm Tết

 

   Khi hỏi một số người bạn Nhật Bản đã có dịp ăn Tết ở Việt Nam về cái Tết đầu tiên của họ thì ngay lập tức họ đã kể lại những kỷ niệm. Ông Korikawa Takeru, Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH Sankoh Việt Nam đã sang Việt Nam được 2 năm, ông nhớ lại năm đầu tiên ăn tết ở Việt Nam. Sáng mùng 1 Tết, ông ngạc nhiên khi thấy đường phố vắng vẻ. Và điều ngạc nhiên lớn hơn là chạy xe lòng vòng tìm không ra quán ăn nào, hầu hết các cửa hàng đều đóng cửa. ông chia sẻ: ở Nhật Bản vào dịp lễ tết các gia đình cũng thường đi mua sắm nhưng không trang hoàng nhà cửa nhiều như ở Việt Nam, các cửa hàng vẫn mở cửa bán hàng. Trước kia tôi không có ý định sẽ đón Tết ở đây cho đến khi có một người bạn nói với tôi rằng: Nếu ở Việt Nam mà chưa từng ăn Tết ở đấy thì thật tiếc. Tôi quyết định ở lại và năm đó đã có một cái Tết ấm áp và thú vị. Lần đầu tiên được ăn Tết ở Hoà Bình với gia đình người bạn và bất ngờ khi lần đầu thức đêm luộc bánh chưng cùng gia đình bạn. Mọi người ngồi bên bếp lửa ấm áp ôn lại những kỷ niệm của gia đình và kể cho tôi nghe về phong tục Tết Việt Nam. “Tôi yêu Tết cổ truyền của các bạn, không khí vui tươi và thoải mái trải khắp mọi nơi. Mọi người đến nhà nhau, chúc mừng cùng những tiếng cười rộn rã. Năm nay, tôi sẽ tham gia  Tết với người dân tộc Mường. Tôi muốn cảm nhận và hòa mình vào không khí Tết ở đây, tìm hiểu các phong tục và bản sắc văn hoá dân tộc Mường. Đón Tết Việt Nam khác với đón Tết ở Nhật Bản. ở đây nhiều màu sắc, đường phố tràn ngập cờ, hoa, mọi người đều tươi cười và thân thiện. Ở đất nước chúng tôi đón Tết Dương lịch giống như phương Tây. Phong tục đón năm mới của người Nhật hiện vẫn giữ được truyền thống Á Đông điển hình, bên cạnh đó vẫn thu nhận những nét văn hóa mới từ phương Tây” - ông Korikawa Takeru chia sẻ:

    Còn anh TSuchi Shuichi, cán bộ kỹ thuật Công ty tâm sự: Tôi đã ở Việt Nam gần 4 năm nên Tết cổ truyền của các bạn đã trở thành một dịp đặc biệt và rất có ý nghĩa với tôi. Tôi thích cảnh mọi người chuẩn bị Tết: đi mua sắm, tặng quà, làm các loại bánh, đặc biệt là cảnh mọi người đến chùa để cầu mong một năm may mắn và an lành. Tết đến không phải chỉ từ tờ lịch trên bàn mà từ không khí trên đường phố, sắc màu của đào, quất, đèn đường, lồng đèn rực rỡ. Đường phố đông đúc và tấp nập vì mọi người đi mua sắm Tết. Dù ở Việt Nam hay ở Nhật Bản thì Tết là dịp để người gia đình và bạn bè xum họp. Tôi đã được những người bạn giới thiệu các món ăn truyền thống. Món ăn vào dịp Tết hợp khẩu vị với tôi nhất chính là giò và bánh chưng. Tôi ấn tượng đặc biệt với Tết Việt Nam bởi trước thời điểm quan trọng, ai ai cũng có ý thức dọn dẹp, trang trí lại nhà cửa. Người lớn cũng như trẻ con đều mặc quần áo mới. Người Việt Nam tin rằng, những ngày đầu năm báo hiệu một năm mới tốt đẹp, an lành sẽ tới. Với ý nghĩa này, Tết còn là ngày của lạc quan và hy vọng.

 

 Tết tình thân

 

    Anh Chiba Hiroaki, cán bộ phụ trách khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm cũng sang Việt Nam được 3 năm. Có nhiều điều thích thú về Tết truyền thống Việt Nam nhưng đọng lại trong anh là không khí ấm áp của tình thân lan tỏa khắp mọi nhà. Anh chia sẻ: “Tôi thích nhất tục thăm xuân, chúc Tết của người Việt Nam. Mọi người đều chúc Tết nhau làm cho không khí thật đặc biệt, ai cũng vui vẻ và bao dung, mọi người sẵn sàng bỏ qua mọi lỗi lầm của nhau”. 2 năm trước anh đều ăn Tết ở Việt Nam. Lần đầu tiên được thưởng thức món bánh chưng cùng các món ăn truyền thống trong mâm cỗ ngày Tết như chả, giò lụa, nem... nhất là món rượu cần, anh rất ấn tượng trước văn hoá ẩm thực cũng như không khí sôi động đón Tết Nguyên đán của người dân TP Hòa Bình. “Nhưng tiếc là năm nay tôi có việc phải về Nhật Bản, không đón Tết ở Việt Nam. Tuy ở Nhật Bản không dùng lịch âm nhưng chắc chắn tôi biết lúc nào Tết đến và sẽ không quên gọi điện thăm hỏi, chúc Tết bạn bè”.

 

    Shimamori, cán bộ kỹ thuật lấy vợ người Việt Nam nên đã có cơ hội để trải nghiệm Tết cùng với gia đình vợ. Ngoài món ăn thì phong tục ngày Tết khiến nhiều người bạn Nhật Bản cảm thấy ngạc nhiên và thú vị. Shimamori  kể: “Năm đầu tiên ăn Tết với gia đình vợ, giao thừa xong cả nhà đi hái lộc, vợ không cho tôi vào nhà trước vì năm đó tôi không hợp tuổi. Từ đó, tôi biết về tục xông đất ngày đầu năm. Từ sự thích thú với đêm luộc bánh chưng, Shimamori tìm hiểu thêm về Tết Việt. Là người châu Á có nhiều nét tương đồng về văn hóa nên Shimamori nhớ tục đưa ông Táo về trời, xông đất, lì xì và biết cả tục cây nêu ngày Tết. Nên mỗi khi về nước, anh đều kể cho người thân, bạn bè nghe về Tết Việt Nam, các phong tục và món ăn truyền thống, nhất là không khí ấm cúng của ngày Tết. Nhờ vậy mà nhiều người Nhật Bản biết thêm về ý nghĩa Tết cổ truyền của người Việt.

 

     Không riêng ông Korikawa Takeru với những người bạn Nhật Bản đón Tết tại Hòa Bình cũng đều có chung cảm nhận về không khí đón Tết của người dân Việt Nam nói chung và Hòa Bình nói riêng. Những con đường sạch sẽ, tràn ngập cờ hoa, mọi người đều vui tươi phấn khởi, hiếu khách đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng họ. Nét đẹp của Tết Việt ngày càng lan tỏa đến những người bạn Nhật Bản đã chọn Việt Nam là nơi sinh sống, làm việc và cả những người có dịp thăm Việt Nam vào dịp Tết. Họ sẽ cùng Việt Nam tận hưởng trọn vẹn Tết sum vầy!

 

 

                                                                         Hải Linh

 

Các tin khác


Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục