Người dân xã Chiềng Châu giữ gìn và phát huy nghề dệt thổ cẩm. ảnh:P.V

Người dân xã Chiềng Châu giữ gìn và phát huy nghề dệt thổ cẩm. ảnh:P.V

(HBĐT) - Từ đôi bàn tay khéo léo, tài hoa, cần mẫn của người con gái Thái Mai Châu, mỗi tấm thổ cẩm ra đời như ẩn giấu trong đó cả sắc hương của núi rừng.

 

Trên bản đồ du lịch tỉnh Hòa Bình, huyện Mai Châu được xem là một điểm nhấn quan trọng. Nơi đây hàng năm thu hút hàng chục vạn lượt khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan, chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên, con người và văn hóa đồng bào dân tộc Thái. Trong đó, một trong những yếu tố quan trọng góp phần níu chân du khách chính là hình ảnh người con gái Thái bên khung cửi dệt thổ cẩm. “13 tuổi đã biết mắc sợi chỉ vào khung, tay chập chững đưa thoi, pha màu, cài hoa văn. Sinh ra là con gái Thái, ai cũng được bà hoặc mẹ dạy cho nghề thêu dệt từ khi đôi tay vừa biết làm việc nhà” - Chị Vì Thị Thuận, xã Chiềng Châu cho biết.

 

Theo phong tục người Thái, mỗi cô dâu khi về nhà chồng đều tự tay dệt cho bố, mẹ chồng một bộ áo váy để thể hiện tấm lòng của người con dâu mới. Cùng với đó là chăn, đệm, gối, màn cho phòng tân hôn cũng do người con gái tự tay dệt, hàm ý rằng bắt đầu từ đôi bàn sẽ chăm lo, vun vén chu đáo cho hạnh phúc gia đình.

 

Xuất phát từ ý nghĩa đó mà thêu dệt thổ cẩm đã trở thành nét đẹp văn hoá truyền thống, được lưu truyền từ đời này sang đời khác, qua các thế hệ. Các trang phục của họ cũng được lưu giữ theo truyền thống, không thay đổi theo thời gian, không phân biệt sang, hèn.

 

Cũng bởi vậy mà khung dệt được xem như là linh hồn của mỗi gia đình luôn được kéo bông, kéo sợi sẵn quanh năm, nhờ đôi bàn tay của người phụ nữ mỗi khi rảnh việc nương, việc nhà. Hương sắc thiên nhiên ẩn mình vào từng đường dệt, mũi thêu của trang phục, là cả tấm lòng, sự tâm huyết của người con gái Thái. Váy, áo diện để vui hội được trau chuốt thể hiện trên mỗi tấm vải mềm mại, các hoa văn được cài đan xen, đều đặn, tạo điểm nhấn cho từng bước đi uyển chuyển, nhịp nhàng của người phụ nữ Thái. So với dệt thì nghề thêu thổ cẩm có phần dễ hơn nhưng cũng không hề đơn giản, đòi hỏi sự cầu kỳ, chính xác đến từng chi tiết.

 

Người Thái không dùng khung thêu nên để vải được căng, khi thêu người ta phải hồ bột giấy. Từng chi tiết nhỏ trong công việc đều cần người thợ phải cẩn thận, chú tâm để khi thêu hoa văn có được độ sắc nét cần thiết. Nhờ vậy mà từng họa tiết được thêu trên mặt gối, mặt đệm, trên áo, váy luôn mềm mại, ẩn được cái tâm của người làm ra nó. Từ đôi bàn tay khéo léo, từ những tâm hồn hòa hợp với thiên nhiên, con người nơi đây như khoác cả lên mình những gì tinh tuý nhất của trời, đất, tạo mối giao hoà đặc biệt: thiên nhiên - con người.

 

Ngày nay, thổ cẩm không chỉ bó gọn trong những bộ trang phục. Bằng sự thông minh, nhanh nhạy, những người phụ nữ Thái đã đưa thổ cẩm ra khỏi bản làng, đến với nhiều bạn bè trong nước và quốc tế thông qua những sản phẩm độc đáo của mình. Năm 2009, HTX Thổ cẩm Chiềng Châu được thành lập với tổng  vốn đầu tư trên 200 triệu đồng, chủ yếu đầu tư mua sắm thiết bị máy móc. Đến nay, HTX ngày càng phát triển, giải quyết việc làm thường xuyên cho hơn 30 lao động với thu nhập ổn định. Trao đổi với chúng tôi, ông Mạc Văn Phang, Chủ nhiệm HTX Thổ cẩm Chiềng Châu cho biết: “Khi đưa thổ cẩm trở thành sản phẩm hàng hoá, chúng tôi phải có những sáng tạo, cải tiến để sản phẩm phù hợp với nhu cầu, thị hiếu người dùng nhưng đảm bảo vẫn không mất đi những nét truyền thống. Nếu như trước đây, chất liệu thổ cẩm chủ yếu được sử dụng để làm đệm, chăn, gối, cạp váy nay còn được sử dụng làm túi xách, búp bê, hộp đựng đồ trang điểm, ví tiền, giày, dép... Các sản phẩm này được thị trường, đặc biệt là khách hàng người nước ngoài ưa chuộng. Hiện nay, HTX Thổ cẩm Chiềng Châu đã sản xuất sản phẩm thổ cẩm từ khâu se sợi, nhuộm màu, dệt vải đến cắt may hoàn thiện sản phẩm. Vừa sản xuất phát triển kinh tế, vừa truyền nghề là phương châm hoạt động của HTX. Hiện, HTX có hơn 50% là các em gái người Thái. Tham gia HTX, các em được hướng dẫn và thực hành những kỹ thuật khó như gảy hoa văn, kéo sợi lên khung. Không những thế, thổ cẩm cũng đang là mặt hàng được ưa chuộng tại các thị trường lớn như Hà Nội, Hải Phòng…                       

 

                            

                                                                                      Đinh Hòa

 

Các tin khác


Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục