Mường Lầm giữ vững danh hiệu làng văn hóa cấp huyện trong 20 năm.

Mường Lầm giữ vững danh hiệu làng văn hóa cấp huyện trong 20 năm.

(HBĐT) - Là một trong 3 Mường làm nên vùng đất Mường Bi (Mường Lầm, Mường ải, Mường Lồ), làng Mường Lầm, xã Phong Phú (Tân Lạc) luôn giữ vững và phát huy được truyền thống người Mường Bi. Nhân dân trong làng đoàn kết, con cháu hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ như hội diễn dân ca Mường, giao lưu văn nghệ giữa các làng chứa đựng được bản sắc của người Mường.

 

Được công nhận làng văn hóa của huyện từ năm 1996, 20 năm qua, nhân dân trong làng luôn đoàn kết chung tay xây dựng quê hương, ngày càng phát triển, đổi mới. Làng Mường Lầm có 116 hộ với 561 nhân khẩu. Là làng thuần nông  với tổng diện tích đất canh tác 82/125 ha. Người dân chủ yếu trồng lúa và mía tím, ngoài ra còn nuôi trâu, bò. Người dân tích cực áp dụng quy trình KH-KT, đưa các  loại giống lúa mới có năng suất cao vào sản xuất. 1 năm trồng 2 vụ lúa cho năng suất từ 60 - 70 tạ/ha. 100% hộ được sử dụng nước sạch, 100% hộ có điện thắp sáng. Số hộ giàu, khá của làng có 75/116 hộ. Trong những năm gần đây, nhiều        lao động trẻ của làng đã đi làm tại các công  ty, xí nghiệp đem lại thu nhập ổn định. Thu nhập bình quân đạt 18 triệu đồng/người/năm.

 

Với 96% dân số là dân tộc Mường cùng với bề dày lịch sử của vùng đất Mường cổ, các hoạt động văn hóa  của làng luôn giữ gìn được những bản sắc của con người Mường Bi. Mường Lầm là một trong những làng có nhiều cá nhân tiêu biểu được coi là “cuốn từ điển sống” về phong tục, tập quán, truyền thống dân tộc, điển hình như thầy mo Bùi Văn Lựng, được Nhà nước công nhận là nghệ nhân ưu tú về mo Mường; ông Bùi Văn ểu, nghệ nhân dân ca Mường, là giảng viên cho lớp dạy hát dân ca Mường do huyện tổ chức; bà Bùi Thị Mành - nghệ nhân dân ca Mường... Nhiều thế hệ trẻ sinh ra được ông bà, cha mẹ truyền dạy về truyền thống của dân tộc mình để nhớ về cội nguồn, nơi mình sinh ra và lớn lên.

 

Với phương châm đoàn kết xây dựng làng phát triển, tiếp thu những nét mới, đồng thời lưu giữ được bản sắc dân tộc, chi bộ luôn vận động nhân dân thực hiện tốt đời sống văn hóa, giữ gìn bản sắc dân tộc gắn liền với thực hiện tốt pháp luật của Nhà nước. Ma chay tổ chức trong 24 giờ theo đúng quy định của Nhà nước. Các hủ tục văn hóa không phù hợp được hạn chế.  Nhiều năm qua, trong làng không có trường hợp sinh con thứ 3 trở lên, không có tệ nạn cờ bạc, mâu thuẫn, mê tín dị đoan. Đồng chí Bùi Văn ịa, Trưởng xóm Lầm cho biết: “Kết quả nổi bật của CVĐ “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở KDC” ở làng là không còn tình trạng người dân chúc rượu nhau trước khi vào bữa cơm. Mọi người hạn chế chúc tụng quá chén, tránh gây xô xát”. Phong trào văn nghệ của làng luôn sôi nổi với 3 đội văn nghệ đến từ chi hội phụ nữ và chi hội NCT. Các đội văn nghệ là lực lượng tham gia các hội diễn văn nghệ, tuyên truyền, giao lưu cùng các đội văn nghệ của các huyện.  An ninh trật tự luôn được đảm bảo, trong làng có 1 tổ tuần tra gồm 3 thành viên và 1 tổ hòa giải với 8 thành viên. Các tổ là lực lượng nòng cốt của làng trong tuyên truyền tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc, giữ gìn trật tự tại KDC. Qua bình xét, năm 2015, làng tiếp tục giữ vững làng văn hoá cấp huyện và có 96/116 hộ gia đình văn hóa, đạt 83%.

 

                                                                  

 

                                                           Nguyễn Tuyết (CTV)]

 

 

 

Các tin khác


Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục