Các đối tượng buôn bán và sử dụng ma túy Philippines ra đầu thú cảnh sát hồi giữa tháng 7

Các đối tượng buôn bán và sử dụng ma túy Philippines ra đầu thú cảnh sát hồi giữa tháng 7

Philippines đang ra sức đẩy mạnh cuộc chiến không khoan nhượng với tội phạm ma túy dưới thời tân Tổng thống Rodrigo Duterte.

 

Trang GMA News dẫn thông báo do Cơ quan Cảnh sát quốc gia Philippines (PNP) ngày 26.7 cho biết, hơn 50 nghi phạm ma túy đã bị tiêu diệt trong 2 ngày trước khi ông Duterte đọc Thông điệp quốc gia đầu tiên trên cương vị tổng thống vào 25.7. Tổng cộng 293 nghi phạm ma túy đã bị tiêu diệt trong các chiến dịch của cảnh sát từ 1 - 24.7, tức chưa đầy một tháng kể từ khi ông Duterte nhậm chức.

 

Cũng theo số liệu mới nhất của PNP, tổng cộng 129.753 người buôn bán và sử dụng ma túy tại Philippines đã đầu thú và 3.748 nghi phạm bị bắt giữ. Cảnh sát cũng đã tống đạt 307 lệnh bắt và lục soát 68.947 ngôi nhà sau khi chiến dịch trấn áp tội phạm ma túy được đẩy mạnh trên toàn quốc.

 

Thưởng thiện, phạt ác

Trong Thông điệp quốc gia đưa ra ngày 25.7, Tổng thống Duterte, vốn có biệt danh “Người trừng phạt”, đã cảnh báo người dân tránh xa ma túy, đồng thời cam kết sẽ không nương tay trong cuộc chiến này.

 

“Hãy tăng gấp đôi nỗ lực, nếu cần tăng đến gấp ba. Chúng ta sẽ không ngừng chiến dịch này cho đến khi đối tượng buôn bán ma túy cuối cùng đầu hàng, bị tống giam hoặc chôn xuống mồ nếu họ muốn thế”, GMA News dẫn lời Tổng thống Duterte. Ông cũng động viên lực lượng thực thi pháp luật phải làm thật tốt nhiệm vụ được giao, đồng thời khẳng định ông sẽ ở bên họ “từ đầu đến cuối”.

 

Ông Duterte, cựu thị trưởng 71 tuổi của thành phố Davao, đã nhậm chức tổng thống Philippines vào ngày 30.6 sau khi giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử ngày 9.5. Lên cầm quyền nhờ sự phẫn nộ của dân chúng về việc chính quyền không giải quyết được vấn đề tội phạm và tham nhũng, Duterte đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế bằng những tuyên bố mạnh miệng, chẳng hạn như cam kết trao huy chương cho bất kỳ người dân nào bắn chết một kẻ buôn bán ma túy.

                     Tổng thống Duterte đọc Thông điệp quốc gia đầu tiên của ông

 

Huy động quân đội

Theo tờ Sun Star, cũng trong Thông điệp quốc gia đầu tiên, Tổng thống Philippines tuyên bố chính phủ của ông sẽ thành lập một ủy ban liên ngành về chống ma túy nhằm thống nhất các nỗ lực và tăng cường hợp tác trong cuộc chiến chống lại quốc nạn này. Ông Duterte nói các binh sĩ dự bị sẽ được huy động vào các chiến dịch thông tin chống lại việc sử dụng ma túy cũng như tuyên truyền về các chương trình cai nghiện ma túy do chính phủ đề ra. Nhà lãnh đạo Philippines cũng cân nhắc sử dụng các cơ sở quân sự làm nơi cai nghiện ma túy.

 

“Sẽ không bao giờ có sự phát triển thực sự, hữu hình và có thể cảm nhận được mà không làm cho người dân cảm thấy an toàn”, ông nhấn mạnh, đồng thời cam kết tinh thần thượng tôn pháp luật sẽ luôn luôn được duy trì. Tuy nhiên, Tổng thống Duterte cho rằng nhân quyền phải góp phần cải thiện nhân phẩm chứ không phải là lá chắn che chở tội phạm. “Tôi quyết không để đất nước của tôi trở nên tồi tệ hơn”, Duterte tuyên bố.

 

Phát biểu của ông nhằm đáp lại những chỉ trích của các tổ chức nhân quyền về đối sách “bắn để tiêu diệt” chống tội phạm ma túy mà ông chủ trương đẩy mạnh ở Philippines. Theo các tổ chức nhân quyền, ngoài 293 nghi phạm sử dụng và buôn bán ma túy bị tiêu diệt, còn có nhiều trường hợp giết người bừa bãi không qua xét xử của các nhóm dân phòng.

 

Không chỉ các tổ chức nhân quyền và giáo hội, nhiều nghị sĩ Philippines và cả Phó tổng thống Leni Robredo, một nhà hoạt động xã hội, cũng lên tiếng báo động về sự tự tung tự tác của các nhóm dân phòng. Cao ủy LHQ về nhân quyền Zeid Raad Zeid al-Hussein gần đây cũng kêu gọi Tổng thống Duterte chấm dứt những vụ giết người bừa bãi như trên.

 

Tuy nhiên, câu trả lời của nhà lãnh đạo Philippines là: “Nếu các người (tội phạm) không muốn chết, không muốn bị tổn thương, đừng chạy đến chỗ một linh mục hay khơi gợi vấn đề nhân quyền. Họ sẽ không thể ngăn chặn được cái chết của các người”.

 

Tờ The Straits Times dẫn lời ông Richard Javad Heydarian, chuyên gia phân tích chính trị tại Đại học De La Salle (Philippines), nhận định: “Với ông Duterte, nhân quyền phải hài hòa với quyền lợi cộng đồng. Nó mang tính tập thể nhiều hơn, khác với phương Tây vốn tập trung vào cá nhân”.

 

                                                                                       Theo Thanhnien

Các tin khác


Nga chiếm giữ các vị trí thuận lợi ở khu vực Donetsk

Hôm 25/3, Bộ Quốc phòng Nga cho biết lực lượng nước này đã chiếm giữ được các vị trí thuận lợi ở khu vực Donetsk.

Xung đột Hamas-Israel: HĐBA LHQ thông qua nghị quyết yêu cầu ngừng bắn ngay lập tức tại Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại New York, ngày 25/3, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã lần đầu tiên thông qua nghị quyết yêu cầu ngừng bắn tại Gaza.

Israel cân nhắc cho phép dân thường Palestine trở lại miền Bắc Gaza

Ngày 24/3, Israel đã phát đi tín hiệu về khả năng cho phép những người Palestine phải đi lánh nạn có thể trở về nhà tại khu vực miền Bắc Dải Gaza. Đây cũng là một phần của tiến trình đàm phán nhằm thiết lập lệnh ngừng bắn tại khu vực này.

Vụ tấn công tại Moskva: Hai nghi phạm bị buộc tội khủng bố

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Ủy ban Điều tra Liên bang Nga ngày 24/3 đã đưa ra các cáo buộc đối với 2 người đàn ông bị tình nghi tham gia vụ tấn công khủng bố Nhà hát Crocus City Hall hôm 22/3.

Khi đau thương hóa thành sức mạnh

Ngày 24/3, nước Nga tổ chức quốc tang, tưởng nhớ hơn 130 người đã vĩnh viễn ra đi sau trong vụ tấn công khủng bố man rợ và đê hèn ở Moskva.

Vụ tấn công tại Moskva: Nghi phạm khai nhận được hứa trả 1 triệu ruble để xả súng

Theo hãng tin Sputnik của Nga, một trong những nghi phạm thực hiện vụ tấn công khủng bố ở tại nhà hát Crocus City Hall ở thủ đô Moskva của Nga tối 22/3 khai nhận được thuê để giết người.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục