Lực lượng an ninh Bra-xin tiến hành diễn tập bảo đảm an ninh cho Ô-lim-pích Rio 2016.

Lực lượng an ninh Bra-xin tiến hành diễn tập bảo đảm an ninh cho Ô-lim-pích Rio 2016.

Trong bối cảnh chỉ còn vài ngày nữa Thế vận hội 2016 sẽ khai mạc tại thành phố Ri-ô đề Gia-nây-rô (5-8), những diễn biến mới trên chính trường Bra-xin và âm mưu tấn công khủng bố đã phủ bóng lên sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh này.

 

Theo BBC, ngày 29-7, Bộ Tư pháp Bra-xin thông báo cựu Tổng thống nước này Lu-la đa Xin-va (Lula da Silva), 70 tuổi, và 6 người khác đã chính thức bị truy tố về tội cản trở công lý. Theo cáo buộc của cơ quan công tố, các nhân vật trên đã cố tình ngăn cản ông Nê-xto Xê-vê-rô (Nestor Cervero), cựu Giám đốc phụ trách vấn đề quốc tế của Tập đoàn dầu mỏ quốc gia Bra-xin Petrobras, giao nộp các bằng chứng và khai báo những gì xảy ra bên trong đường dây tham nhũng của tập đoàn này. Ngoài ra, ông Lu-la đa Xin-va cũng bị điều tra do bị cáo buộc nhận các khoản hối lộ của Petrobras. Bộ trưởng Tư pháp Bra-xin R.Gia-nốt (Rodrigo Janot) cáo buộc cựu Tổng thống Lu-la đa Xin-va đóng vai trò quan trọng trong vụ bê bối Petrobras, gây tổn thất hơn 2 tỷ USD cho tập đoàn dầu khí quốc gia này. Ông R.Gia-nốt nhấn mạnh rằng, tham nhũng không thể diễn ra mà không có sự tham dự của ông Lu-la đa Xin-va.

 

Vụ bê bối Petrobras bị phanh phui từ tháng 3-2014 đã gây chấn động chính trường Bra-xin. Hơn 100 cá nhân chính thức bị kết tội tham nhũng, rửa tiền và thành lập băng đảng, trong đó có hàng chục lãnh đạo từ các tập đoàn xây dựng và kỹ thuật hàng đầu Bra-xin. Khoảng 50 chính trị gia, trong đó có nhiều nghị sĩ và thống đốc bang nằm trong diện bị điều tra. Vụ bê bối Petrobras cùng với tình trạng suy thoái của nền kinh tế đã khiến Bra-xin rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay khi bà Đin-ma Rút-xép (Dilma Rousseff), đồng minh chính trị của ông Lu-la đa Xin-va, bị đình chỉ chức vụ Tổng thống và đang trong quá trình bị điều tra tại Thượng viện vì cáo buộc vi phạm các quy định về luật ngân sách chính phủ. Cho đến nay, ông Lu-la đa Xin-va luôn bác bỏ các cáo buộc, cho rằng những hành động pháp lý chống lại ông nhằm phá hoại uy tín của bản thân ông cũng như sức ảnh hưởng của đảng Lao động cánh tả của ông và bà Đin-ma Rút-xép. Giới quan sát lo ngại rằng diễn biến chính trị mới này có thể châm ngòi cho các cuộc biểu tình bạo lực ở Bra-xin trong khi Ô-lim-pích 2016 đang đến gần.

 

Trong bối cảnh đất nước đang đối diện với khủng hoảng chính trị và kinh tế trầm trọng như hiện nay, người dân Bra-xin cũng không mấy mặn mà với sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh. Hãng tư vấn Datafolha công bố kết quả một cuộc khảo sát cho thấy, 63% người được hỏi cho rằng Ô-lim-pích 2016 chỉ tạo thêm gánh nặng cho kinh tế Bra-xin.

 

Bên cạnh đó, trong bối cảnh liên tiếp xảy ra các cuộc khủng bố tại Pháp và Đức mới đây, việc bảo đảm an ninh cho Ô-lim-pích 2016 đã thực sự trở thành mối lo ngại lớn của các nhà chức trách Bra-xin. Ngày 29-7, cảnh sát Bra-xin thông báo đã bắt giữ một thanh niên bị nghi có liên hệ với nhóm 12 người vừa bị bắt giam mới đây do âm mưu tiến hành tấn công khủng bố tại Ô-lim-pích 2016. Vụ bắt giữ diễn ra sau khi cảnh sát tiến hành thẩm vấn nhóm 12 người tuyên bố ủng hộ tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Bộ trưởng Nội vụ Bra-xin A.Mô-ra-ết (Alexandre Moraes) khẳng định, những kẻ bị bắt không phải là một tổ chức chuyên nghiệp, song chúng đều tuyên thệ trung thành với IS và liên kết với nhau qua internet. Những kẻ tình nghi đã lên kế hoạch mua vũ khí để thực hiện khủng bố tại sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh lần đầu được tổ chức tại Nam Mỹ. Theo AP, Bra-xin đã huy động 85.000 cảnh sát và binh lính để bảo đảm an ninh cho Ô-lim-pích 2016, nhiều gấp đôi so với lực lượng an ninh được huy động tại Ô-lim-pích 2012 ở thủ đô Luân Đôn của Anh cách đây 4 năm. Ngoài ra, nước này cũng sẽ sử dụng các thiết bị an ninh tối tân và điều động hàng chục nghìn lính đặc nhiệm phục vụ công tác an ninh.

 

                                                                                    Theo QĐND

Các tin khác


Nga: Nước lũ dâng nhanh, trên 125.000 người phải sơ tán

Ngày 16/4, giới chức Nga cho biết mực nước trên các con sông ở khu vực giao giữa dãy núi Ural và Tây Nam Siberia của nước này tiếp tục dâng nhanh, khiến hàng trăm ngôi nhà chìm trong biển nước, người dân rơi vào cảnh mất điện và phải sơ tán khẩn cấp.

Ai Cập kêu gọi tăng cường viện trợ cho phía Bắc Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 15/4, Bộ trưởng Ngoại giao Ai Cập Sameh Shoukry đã kêu gọi tăng cường viện trợ cho Dải Gaza, đặc biệt là ở phía Bắc, trong cuộc họp tại Cairo với Điều phối viên cấp cao về nhân đạo và tái thiết tại Dải Gaza của Liên hợp quốc (LHQ), bà Sigrid Kaag.

Sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống

Trong phiên giao dịch sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống, bất chấp mối lo ngại sau cuộc tấn công trả đũa của Iran nhằm vào Israel.

Liên hợp quốc tìm cách tháo ngòi “thùng thuốc súng”Trung Đông

Theo phóng viên TTXVN tại New York, chiều 14/4 (giờ địa phương), Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã tổ chức phiên họp khẩn về tình hình Trung Đông, trọng tâm là vụ Iran tấn công trả đũa Israel hôm 13/3.

Hệ thống phòng không Israel căng mình chống tên lửa, máy bay không người lái Iran

Tối 13/4, Iran đã phóng loạt tên lửa và máy bay không người lái hướng đến lãnh thổ Israel.

Hàng không Mỹ đề xuất hạn chế cấp phép cho các chuyến bay từ Trung Quốc

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, các hãng hàng không lớn của Mỹ và một số nghiệp đoàn đang yêu cầu chính quyền Tổng thống Joe Biden ngừng phê duyệt thêm chuyến bay giữa Mỹ và Trung Quốc do chính sách "chống cạnh tranh” mà Trung Quốc áp đặt lên các hãng hàng không Mỹ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục