Cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên giữa hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ, bà Hillary Clinton và ông Donald Trump bắt đầu diễn ra lúc 8h sáng 27/9 (giờ Hà Nội) tại Trường Đại học Hofstra, Hempstead, New York.

 


Hai ứng viên bước vào cuộc tranh luận. Hai ứng viên bước vào cuộc tranh luận.

Cuộc tranh luận gồm tập trung vào 3 nội dung chính: Hướng đi tương lai của nước Mỹ; Làm thế nào đạt thịnh vượng; Đảm bảo An ninh cho nước Mỹ.

Dẫn dắt cuộc tranh luận là người dẫn chương trình tin tức Nightly News nổi tiếng của đài NBC, ông Lester Holt.

Các ứng cử viên Tổng thống của các đảng thứ ba, bà Jill Stein và ông Gary Johnson không được mời tham gia tranh luận bởi vì họ không đạt được tỷ lệ ủng hộ cần thiết là ít nhất 15% trong 5 cuộc thăm dò công chúng mà Uỷ ban đặc trách cuộc tranh luận giữa các ứng cử viên Tổng thống Mỹ đã chọn hồi tháng trước.

Kỷ lục về số người theo dõi

Cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên giữa cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton của đảng Dân chủ và tỷ phú Donald Trump của đảng Cộng hòa nhiều khả năng sẽ thiết lập kỷ lục trên truyền hình Mỹ.

Theo giới chuyên gia truyền thông và chính trị Mỹ, cuộc cạnh tranh Tổng thống năm nay rất hấp dẫn với sự đối đầu giữa ông Trump – một doanh nhân “bạo miệng”, đồng thời là một ngôi sao truyền hình thực tế, với bà Clinton – cựu Ngoại trưởng Mỹ và là người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử đại diện cho một chính đảng trong cuộc đua vào Nhà Trắng.

Hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ ‘quyết đấu’ trên truyền hình - ảnh 1Cuộc tranh luận trên truyền hình đầu tiên giữa cựu Ngoại trưởng Mỹ Clinton và tỷ phú Trump được cho là sẽ phá vỡ kỷ lục về số người theo dõi trực tiếp. Ảnh: AP

Vì vậy, cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên giữa hai ứng viên có khả năng “xô đổ” mọi kỷ lục người xem truyền hình của cuộc tranh luận trước đây giữa hai ứng cử viên Jimmy Carter và Ronald Reagan (năm 1980).

Theo hãng thống kê Nielsen, cuộc tranh luận năm 1980 đã thu hút 80 triệu khán giả ngồi trước màn hình TV.

Nhiều dự đoán cho rằng, tỷ lệ người xem cho cuộc tranh luận lần đầu giữa ông Trump và bà Clinton có thể cán mốc 100 triệu khán giả, ngang ngửa với trận chung kết giải bóng bầu dục nhà nghề Mỹ Super Bowl, sự kiện hàng năm “nóng” nhất trên truyền hình Mỹ.

Tranh luận về Hiệp định xuyên Thái Bình Dương (TPP)

Cả hai ứng viên của đảng Dân chủ và Cộng hòa đã trao đổi gay gắt về vấn đề TPP. Tỷ phú Donald Trump công kích việc bà Cliton từng ủng hộ hiệp định thương mại TPP sau đó lại phản đối khi nó chuẩn bị hoàn thành.

Tuy nhiên, bà Clinton cho rằng, thương mại không phải là một chính sách hoàn chỉnh về kinh tế.

Hai ứng viên tự thú

Trước chất vấn của ông Trump về việc sử dụng email cá nhân trong thời gian còn là ngoại trưởng Mỹ, bà Clinton thừa nhận: “Tôi không bào chữa" và rằng “Tôi sẽ chịu trách nhiệm về việc này”.

Trong khi đó, tỷ phú Trump cũng đề cập về hồ sơ thuế cá nhân gây tranh cãi của mình: "Tôi sẽ công bố hồ sơ thuế của mình, ngược lại với mong muốn từ luật sư cá nhân, khi bà ấy công khai 33.000 email đã bị xóa", sau khi bà Clinton đặt nghi vấn “ông ta đang che giấu điều gì”, rằng ông Trump có thể không giàu như vẫn nói hoặc ông không đóng thuế liên bang.

Vấn đề người da màu tại Mỹ

Về phong trào Black Lives Matter, chống bất bình đẳng, và những vụ lực lượng thực thi pháp luật bắn người Mỹ gốc Phi thời gian vừa qua, ứng viên của đảng Dân chủ thừa nhận: “Không may là chủng tộc quyết định rất nhiều. Chúng ta phải khôi phục lòng tin giữa người dân và cảnh sát”.

Theo bà Clinton, bất kỳ người dẫn Mỹ nào cũng cần được luật pháp tôn trọng và họ cũng phải tôn trọng luật pháp.

Trong khi đó, tỷ phú Trump nói Clinton không nên nêu ra từ “trật tự và pháp luật” mà đề xuất cần đưa ra chính sách nhằm giúp lực lượng thực thi pháp luật xác định người bị chặn có mang vũ khí không.

 

                                                                                  Theo báo Tiền phong

 

  

Các tin khác


Liên Hợp Quốc ráo riết tìm giải pháp cho những thách thức toàn cầu

Trong kỳ họp từ 19-26/9, lãnh đạo các quốc gia và vùng lãnh thổ sẽ tập trung bàn thảo xử lý các vấn đề nóng như xung đột, tị nạn, môi trường ...

Putin có thể hồi sinh cơ quan tình báo KGB

Ông Putin được cho là sẽ hồi sinh cơ quan tình báo nổi tiếng thời Liên Xô bằng cách thiết lập Bộ An ninh Nhà nước.

Quan hệ EU - Thổ Nhĩ Kỳ sắp "chạm đáy"?

Ngày 16-9, Chính phủ Anh đã quyết định đóng cửa Đại sứ quán nước này tại thủ đô An-ca-ra (Ankara) của Thổ Nhĩ Kỳ vì lý do an ninh. Trước đó 2 ngày, cũng vì lý do an ninh, Đức đã yêu cầu đóng cửa Đại sứ quán Đức cũng như tất cả các cơ quan đại diện lãnh sự và cơ sở giáo dục của Đức ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoài lý do an ninh, còn nhiều lý do khác được cho là có liên quan tới quan hệ “cơm không lành, canh không ngọt” gần đây giữa EU và Thổ Nhĩ Kỳ, sau việc nước này thắt chặt quan hệ với Nga...

Căng thẳng tại Campuchia: Nhượng bộ hay đối đầu?

Tối qua, phóng viên Tuổi Trẻ đã có mặt tại trụ sở Đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP), đảng đối lập lớn nhất nước này, ở Phnom Penh vào trước ngày có thông tin lan truyền đảng này sẽ tổ chức “tổng biểu tình” trên toàn quốc.

Nga, Mỹ nhất trí kéo dài lệnh ngừng bắn mong manh tại Syria

Về dài hạn thỏa thuận ngừng bắn do Mỹ, Nga gia hạn có thể sẽ không dẫn đến một giải pháp chính trị hòa bình cho cuộc chiến Syria.

Nhật Hoàng sẽ đến thăm Việt Nam lần đầu tiên vào đầu năm tới

Ngày 14/9, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga thông báo, Nhật Hoàng Akihito và Phu nhân Michiko sẽ đến thăm Việt Nam vào đầu 2017.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục