Sáng 25-3, tại thị trấn Bác Ngao (tỉnh Hải Nam, Trung Quốc), Hội nghị hằng năm Diễn đàn châu Á Bác Ngao 2017 đã chính thức khai mạc với chủ đề “Triển vọng toàn cầu hóa và tự do thương mại từ góc nhìn châu Á”.

Phó Thủ tướng Trung Quốc Trương Cao Lệ phát biểu tại phiên khai mạc.

Hội nghị thu hút sự tham dự của hơn 1.700 đại biểu là lãnh đạo nhà nước, chính phủ, đại diện các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp, báo chí, học giả; tham gia 65 phiên thảo luận, hội thảo bàn tròn và họp kín.

Phát biểu ý kiến khai mạc hội nghị, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Trương Cao Lệ cho rằng, sự phát triển nhanh chóng ở châu Á trong mấy chục năm qua là quá trình không ngừng tham gia sâu rộng vào quá trình toàn cầu hóa kinh tế, các nước châu Á kiên trì thúc đẩy toàn cầu hóa kinh tế, luôn tích cực tham gia và kiên định ủng hộ toàn cầu hóa và thương mại tự do, từ đó đạt được nhiều kết quả phong phú và đóng góp quan trọng cho hội nhập kinh tế quốc tế.

Các nước châu Á sẽ kiên trì phát triển hòa bình, tăng cường đối thoại để giải quyết các tranh chấp và bất đồng, thúc đẩy mạnh mẽ phát triển sáng tạo để tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế thế giới, quyết tâm thúc đẩy điều chỉnh cơ cấu kinh tế và phương thức tăng trưởng, cùng nhau định hướng cho phát triển rộng mở, tiếp tục thúc đẩy các cơ chế hợp tác ở khu vực đi vào chiều sâu.

Phó Thủ tướng Trung Quốc Trương Cao Lệ nhấn mạnh, năm 2016, Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ tổ chức Đại hội lần thứ XIX, đây cũng là năm quan trọng thực hiện Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ 13 (2016-2020), đi sâu cải cách cơ cấu nguồn cung. Trung Quốc sẽ kiên trì chiến lược đối ngoại rộng mở, nới lỏng hạn chế đầu tư với các ngành dịch vụ, chế tạo, khai khoáng; hỗ trợ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài niêm yết trên sàn chứng khoán; đối xử công bằng với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực cấp phép, tiêu chuẩn chất lượng, mua sắm công và các chính sách ưu đãi với ngành công nghiệp chế tạo....

Trong khuôn khổ các hoạt động của diễn đàn từ ngày 23 đến 26-3, các đại biểu đi sâu trao đổi nhiều nội dung quan trọng như: cách mạng công nghiệp lần thứ tư, dịch chuyển dòng vốn đầu tư, không gian chính sách tài chính, sở hữu trí tuệ, kinh tế sáng tạo, viễn cảnh kinh tế châu Á…

 

                                                                   TheoNhandan

Các tin khác


Tiếp diễn xung đột tại Sudan khiến 18 dân thường thiệt mạng

Theo hãng tin AFP, các cuộc pháo kích đã khiến 18 dân thường thiệt mạng tại một khu chợ ở thủ đô Khartoum của Sudan trong bối cảnh giao tranh giữa quân đội nước này với Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) bán quân sự đối địch không có dấu hiệu hạ nhiệt.

Australia nỗ lực giúp bệnh nhân khắc phục chứng "COVID kéo dài"

Ngày 1/6, Australia đã chính thức bước vào mùa Đông trong khi nước này đang phải đối mặt với tình trạng gia tăng số ca mắc COVID-19.

Moldova, Gruzia thúc đẩy tiến trình gia nhập EU

Ngày 31/5, Phó Thủ tướng Moldova Nicu Popescu cho rằng Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Chính trị châu Âu (EPC) lần thứ 2 sẽ là cơ hội để thể hiện Moldova sẵn sàng gia nhập Liên minh châu Âu (EU).

Latvia có Tổng thống mới

Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, ngày 31/5, Quốc hội Latvia đã bầu Ngoại trưởng Edgar Rinkevics làm tổng thống mới ở quốc gia Baltic 1,9 triệu dân này.

Tổn thất do thuốc lá gây ra với kinh tế toàn cầu lên tới 1.400 tỷ USD mỗi năm

Ngành công nghiệp sản xuất thuốc lá thường được quảng cáo là có ý nghĩa với phát triển kinh tế, trên thực tế chỉ đóng góp chưa đến 1% GDP toàn cầu.

Tòa án Libya kết án tử hình 23 thành viên của IS

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông-Bắc Phi, ngày 30/5, Tòa án thành phố Misrata, miền Tây Libya đã tuyên án tử hình 23 thành viên của tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng với nhiều tội danh, trong đó có vụ hành quyết 21 tín đồ Cơ đốc giáo dòng Coptic của Ai Cập tại thành phố Sirte hồi đầu năm 2015.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục