Một báo cáo mới công bố của Lầu Năm Góc đã hé lộ những đánh giá của Mỹ về sức mạnh quân sự của Trung Quốc.

Trang Channel News Asia trích dẫn một báo cáo của Cơ quan Tình báo quốc phòng thuộc Lầu Năm Góc cho hay, Trung Quốc đã đạt được những bước tiến vượt bậc về quân sự trong vài năm trở lại đây. Điều này một phần vì Bắc Kinh áp dụng những quy định buộc các đối tác nước ngoài phải tiết lộ các bí mật công nghệ để đổi lấy việc được phép tiếp cận thị trường rộng lớn của Trung Quốc.

Các lực lượng Trung Quốc tham gia một cuộc tập trận quy mô lớn của nước này. Ảnh: Reuters

Theo báo cáo nhan đề "Sức mạnh quân sự Trung Quốc", nhờ "thâu tóm công nghệ bằng mọi cách sẵn có", Trung Quốc hiện đang chuẩn bị có trong tay các hệ thống vũ khí hiện đại nhất thế giới. Bắc Kinh thậm chí được tin đang đi đầu thế giới về một số công nghệ, kể cả về các thiết kế hải quân, tên lửa tầm trung và vũ khí siêu thanh.

Cũng theo báo cáo, Trung Quốc đang phát triển các máy bay ném bom tàng hình tầm trung và tầm xa mới, có khả năng tấn công các mục tiêu trong khu vực và khắp toàn cầu. Những loại máy bay này nhiều khả năng sẽ bắt đầu được đưa vào biên chế hoạt động từ năm 2025.

Một quan chức tình báo quốc phòng cấp cao Mỹ nói thêm, Trung Quốc đang giấu kín rất nhiều bí mật phát triển quân sự bằng cách tiến hành nghiên cứu trong các khu liên hợp ngầm dưới đất, tránh xa khỏi sự theo dõi của các vệ tinh do thám.

Phát biểu trước báo giới, quan chức giấu tên này bày tỏ lo ngại, khi các công nghệ tân tiến của Trung Quốc đạt độ chín muồi, họ có thể sẵn sàng sử dụng sức mạnh quân sự để giải quyết xung đột trong khu vực.

Tuy nhiên, ông lưu ý, Trung Quốc đã không tham gia bất kỳ cuộc chiến tranh nào suốt 40 năm qua, nên các bộ chỉ huy quân sự chung, cồng kềnh của nước này vẫn có thể thiếu kinh nghiệm chiến đấu trong thực tế.

 

                        TheoVietnamnet

Các tin khác


Độc đáo máy bay ''Tomorrowland'' mới với công nghệ thực tế tăng cường

Brussels Airlines vừa giới thiệu phiên bản mới của chiếc máy bay "Amare" mang màu sắc lễ hội Tomorrowland, đánh dấu sự hợp tác lâu dài giữa hãng hàng không Bỉ và lễ hội âm nhạc điện tử nổi tiếng thế giới.

Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục