Phần lãnh thổ Kashmir do Ấn Độ kiểm soát đã được đặt trong tình trạng "đóng cửa" ngày 5/8, với hàng chục nghìn binh sĩ được triển khai đến khu vực này.


An ninh được thắt chặt tại Jammu, Ấn Độ ngày 5/8. Ảnh: CNN

Kênh CNN (Mỹ) cho biết Ấn Độ đã quản thúc tại gia hai cựu lãnh đạo tại bang Jammu và Kashmir.

Kết nối mạng viễn thông đã bị cắt khiến nhiều người dân ở Kashmir không thể truy cập Internet và điện thoại. Đây là diễn biến xảy ra sau khi New Delhi tuyên bố rút lại qui chế tự trị của Kashmir.

Cả Ấn Độ và Pakistan đều tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ Kashmir và trong vòng 7 thập niên giữa hai quốc gia láng giềng Nam Á này đã có nhiều đụng độ ở khu vực nói trên. Ranh giới Kiểm Soát (LoC) đã được thiết lập để chia Kashmir thành hai vùng riêng rẽ do Ấn Độ và Pakistan kiểm soát.

Trong những ngày gần đây, lực lượng binh sĩ tăng cường đã được điều động đến khu vực do Ấn Độ kiểm soát tại Kashmir. Giới chức Ấn Độ giải thích rằng động thái này xuất phát từ thông tin tình báo về một mối đe dọa an ninh ngày càng lớn ở khu vực.

Ngày 5/8, Chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi tuyên bố sẽ bãi bỏ Điều 370 trong Hiến pháp pháp về việc trao quyền tự trị đặc biệt cho Kashmir, vùng lãnh thổ có đa số người theo đạo Hồi sinh sống. Điều 370 được hình thành từ năm 1949. Jammu và Kashmir là bang duy nhất tại Ấn Độ có đa số dân theo đạo Hồi.

Chính quyền Tổng thống Modi cho biết sẽ đưa ra biện pháp để Jammu và Kashmir trở thành lãnh thổ trực thuộc liên bang Ấn Độ. Trong hệ thống chính trị Ấn Độ, chính quyền bang nắm quyền quản lý những vấn đề địa phương. Tuy nhiên, New Delhi có tiếng nói mạnh mẽ hơn đối với lãnh thổ trực thuộc liên bang.

Chính phủ Ấn Độ còn lên kế hoạch chia tách và chuyển khu vực miền núi Ladakh thuộc Jammu và Kashmir thành lãnh thổ trực thuộc liên bang độc lập. Tuy nhiên, sau khi Bộ trưởng Nội vụ Ấn Độ Amit Shah tuyên bố những kế hoạch trên trước quốc hội vào ngày 5/8, các đảng đối lập đã phản đối mạnh mẽ.

Bất chấp thỏa thuận đạt được năm 2003 về tuân thủ lệnh ngừng bắn, giao tranh vẫn xảy ra giữa binh sĩ Ấn Độ và Pakistan tại ranh giới phân chia Kashmir và Jammu, đồng thời khẳng định "toàn bộ Hiến pháp (Ấn Độ) sẽ được áp dụng" đối với hai khu vực trên.

Vài giờ sau khi Chính phủ Ấn Độ tuyên bố bãi bỏ quy chế đặc biệt đối với khu vực Kashmir do nước này kiểm soát, Chính phủ Pakistan ra tuyên bố chỉ trích quyết định này của New Delhi. Bộ Ngoại giao Pakistan khẳng định nước này phản đối tuyên bố được Chính phủ Ấn Độ đưa ra liên quan tới khu vực Kashmir và Jammu.

Tuyên bố của bộ trên nêu rõ: "Khu vực Jammu và Kashmir do Ấn Độ kiểm soát là một lãnh thổ tranh chấp được quốc tế công nhận. Không một bước đi đơn phương nào của Chính phủ Ấn Độ có thể thay đổi hiện trạng tranh chấp này, vốn được bảo vệ đặc biệt trong các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Bước đi này cũng sẽ không được người dân ở Jammu và Kashmir chấp nhận". Bộ Ngoại giao Pakistan cũng nhấn mạnh với tư cách là một bên trong tranh chấp quốc tế này, Pakistan sẽ áp dụng mọi phương án khả thi nhằm đối phó với những bước đi của Ấn Độ.

 

 

                   Theo  Baotintuc

Các tin khác


Ai Cập kêu gọi tăng cường viện trợ cho phía Bắc Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 15/4, Bộ trưởng Ngoại giao Ai Cập Sameh Shoukry đã kêu gọi tăng cường viện trợ cho Dải Gaza, đặc biệt là ở phía Bắc, trong cuộc họp tại Cairo với Điều phối viên cấp cao về nhân đạo và tái thiết tại Dải Gaza của Liên hợp quốc (LHQ), bà Sigrid Kaag.

Sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống

Trong phiên giao dịch sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống, bất chấp mối lo ngại sau cuộc tấn công trả đũa của Iran nhằm vào Israel.

Liên hợp quốc tìm cách tháo ngòi “thùng thuốc súng”Trung Đông

Theo phóng viên TTXVN tại New York, chiều 14/4 (giờ địa phương), Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã tổ chức phiên họp khẩn về tình hình Trung Đông, trọng tâm là vụ Iran tấn công trả đũa Israel hôm 13/3.

Hệ thống phòng không Israel căng mình chống tên lửa, máy bay không người lái Iran

Tối 13/4, Iran đã phóng loạt tên lửa và máy bay không người lái hướng đến lãnh thổ Israel.

Hàng không Mỹ đề xuất hạn chế cấp phép cho các chuyến bay từ Trung Quốc

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, các hãng hàng không lớn của Mỹ và một số nghiệp đoàn đang yêu cầu chính quyền Tổng thống Joe Biden ngừng phê duyệt thêm chuyến bay giữa Mỹ và Trung Quốc do chính sách "chống cạnh tranh” mà Trung Quốc áp đặt lên các hãng hàng không Mỹ.

Tình hình kinh tế đáng lo ngại ở đất nước có lạm phát cao nhất thế giới

Ngày 12/4, Viện Thống kê và Điều tra quốc gia Argentina (INDEC) cho biết, tỷ lệ lạm phát tại nước này trong tháng 3/2024 đứng ở mức 11% so với tháng trước đó.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục