Ngày 31-5, lực lượng Vệ binh Quốc gia đã được tăng cường tại nhiều thành phố lớn tại Mỹ nhằm bảo đảm an ninh trật tự sau khi làn sóng biểu tình lan rộng trên khắp nước Mỹ đã kéo dài sau đêm thứ năm liên tiếp nhằm phản đối vụ cảnh sát da trắng gây ra cái chết của một người đàn ông da màu ở Minneapolis hồi tuần trước.


Lực lượng an ninh tại bang Minnesota, ngày 30-5. (Ảnh: Reuters)

Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, khoảng 5.000 thành viên lực lượng Vệ binh Quốc gia đã được triển khai tại 15 tiểu bang, gồm cả thủ đô Washington DC và khoảng 2.000 binh sĩ đang trong tình trạng sẵn sàng trực chiến. Hôm 30-1, Thống đốc bang Minnesota thông báo đang triển khai toàn bộ lực lượng Vệ binh Quốc gia ở bang này, lần đầu tiên kể từ sau Chiến tranh thế hai lần thứ hai.

Động thái trên diễn ra trong bối cảnh hàng chục nghìn người đã tham gia các cuộc biểu tình tại nhiều thành phố trên khắp nước Mỹ như Seattle và New York. Tại New York, cảnh sát đã bắt giữ khoảng 350 người biểu tình, trong khi 30 nhân viên an ninh bị thương nhẹ. Tuy nhiên, Thị trưởng Bill de Blasio cho biêt đang điều tra hành vi của cảnh sát, trong đó có các đoạn video cho thấy hình ảnh xe cảnh sát lao vào đám đông người biểu tình đang ném gạch đá ở Brooklyn.

Cho đến nay, đã có hơn 20 thành phố tại Mỹ áp đặt giới nghiêm ban đêm nhằm ngăn chặn bạo lực, phá hoại và cướp bóc tài sản do một số đối tượng quá khích gây ra. Cảnh sát đã sử dụng đạn cao su và hơi cay để giải tán đám đông tại các thành phố. Trong một số trường hợp, nhiều người qua đường và một số nhà báo, thành viên tổ chức truyền thông cũng đã bị tấn công.

Căng thẳng về vấn đề phân biệt chủng tộc đã bùng phát những ngày qua ở Mỹ sau vụ công dân da màu George Floyd, 46 tuổi, thiệt mạng trong lúc bị bốn cảnh sát bắt giữ. Hiện viên cảnh sát da trắng gây ra cái chết của Floyd đã bị cáo buộc tội danh giết người cấp độ 3 trong khi những người còn lại bị sa thải, nhưng không bị buộc tội.

Trong khi đó, việc đám đông tụ tập và nhiều người biểu tình không đeo khẩu trang cũng làm gia tăng quan ngại về việc tái bùng phát đại dịch Covid-19, vốn đã khiến hơn 100 nghìn người Mỹ tử vong.

Cùng ngày, làn sóng biểu tình cũng đã lan sang bên kia Đại Tây Dương khi hàng trăm người tuần hành tại London (Anh) và Berlin (Đức) nhằm phản đối tình trạng phân biệt chủng tộc tại Mỹ.

TheoNhanDan

Các tin khác


Cuộc chơi lớn tiếp theo của Phố Wall là… rác

Sự thúc đẩy kinh tế "xanh” của Mỹ và chính quyền các tiểu bang đang biến rác thành kho báu.

Mỹ khẳng định tránh một cuộc đối đầu trực tiếp với Nga

Mỹ yêu cầu Ukraine không nên sử dụng vũ khí do Washington cung cấp để tấn công lãnh thổ Nga, nhằm tránh một cuộc xung đột trực tiếp giữa Moskva và Washington hay với NATO.

Các công ty phương Tây không dễ rời Nga, một số lặng lẽ ở lại

Những công ty phương Tây muốn rút khỏi Nga phải đối mặt với nhiều rào cản, có khi phải nhận được sự chấp thuận của chính Tổng thống Putin.

Lở tuyết ở Pakistan làm 11 người thiệt mạng

Ngày 27/5, Cơ quan quản lý thiên tai của Pakistan cho biết có ít nhất 11 người thiệt mạng và 13 người khác bị thương do tuyết lở khi các thành viên của một bộ lạc du mục đi qua một vùng núi ở phía Bắc nước này.

Người dân Israel tiếp tục biểu tình phản đối cải cách tư pháp

Tối 27/5, người dân Israel đã tiếp tục đổ ra đường phố Tel Aviv trong tuần biểu tình thứ 21 liên tiếp để phản đối kế hoạch cải cách tư pháp của chính phủ, vài ngày sau khi Quốc hội Israel đã thông qua ngân sách nhà nước.

EU và Pfizer/BionTech điều chỉnh hợp đồng cung cấp vaccine COVID-19

Ngày 26/5, Liên minh châu Âu (EU) và các công ty dược phẩm gồm Pfizer (Mỹ) và BionTech (Đức) thông báo đã đạt được thỏa thuận về việc sửa đổi hợp đồng cung ứng vaccine phòng bệnh COVID-19, theo đó giảm số lượng vaccine và lùi thời điểm giao hàng đến năm 2026.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục