Theo Roi-tơ, Thứ trưởng Ngoại giao I-ran A.A-rắc-chi cho biết, I-ran đang xem xét đề xuất về một cuộc họp không chính thức giữa các thành viên tham gia thỏa thuận hạt nhân mang tên Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) với Mỹ. Tê-hê-ran cân nhắc đề xuất của Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại của Liên hiệp châu Âu (EU) G.Bo-ren về việc tổ chức cuộc họp này. Phía I-ran cũng đang tham vấn với các đối tác, bao gồm cả Nga và Trung Quốc.
Tổng Giám đốc IAEA thăm I-ran.
* Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) R.Grô-xi ngày 20-2 đã tới Tê-hê-ran nhằm tìm giải pháp tháo gỡ thế bế tắc liên quan công tác thanh tra các cơ sở hạt nhân của nước này, vốn đã được nhất trí theo thỏa thuận JCPOA. I-ran nhấn mạnh, chuyến thăm của ông Grô-xi không liên quan quyết định của Tê-hê-ran và nước này sẽ vẫn hạn chế hoạt động thanh sát của IAEA nhằm thực thi quyết định của Quốc hội.
* Ngày 21-2, Bộ trưởng Ngoại giao I-ran G.Da-ríp cho biết, quyết định của I-ran về việc chấm dứt các cuộc thanh sát của chuyên gia Liên hợp quốc từ ngày 23-2 không có nghĩa là nước này từ bỏ JCPOA, tuy nhiên Mỹ phải dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Tê-hê-ran để cứu thỏa thuận hạt nhân này. Theo một đạo luật được Quốc hội I-ran ban hành, chính phủ có nghĩa vụ hạn chế các cuộc thanh sát của IAEA đối với các địa điểm hạt nhân, trừ phi Mỹ dỡ bỏ cấm vận chống Tê-hê-ran.
* Người phát ngôn chính phủ I-ran cho biết, Tê-hê-ran tin rằng các lệnh trừng phạt của Mỹ sẽ sớm được dỡ bỏ mặc dù tranh cãi ngoại giao về việc khôi phục thỏa thuận hạt nhân vẫn tiếp diễn. Người phát ngôn nhấn mạnh, I-ran tin rằng, các sáng kiến ngoại giao sẽ dẫn đến một kết quả thuận lợi bất chấp những tranh cãi, vốn là hành động mở đầu tự nhiên để các bên trở lại cam kết trong JCPOA, bao gồm cả việc dỡ bỏ tất cả các lệnh trừng phạt.
* Trước đó, Tổng thống Mỹ G.Bai-đơn tuyên bố Oa-sinh-tơn sẵn sàng trở lại thỏa thuận hạt nhân I-ran, song yêu cầu Tê-hê-ran phải tuân thủ các cam kết. I-ran đặt thời hạn chót ngày 23-2 để Oa-sinh-tơn đảo ngược các biện pháp trừng phạt. Mỹ và I-ran hiện đang tranh cãi việc bên nào phải hành động trước.
Theo Báo Nhân dân
Sự thúc đẩy kinh tế "xanh” của Mỹ và chính quyền các tiểu bang đang biến rác thành kho báu.
Mỹ yêu cầu Ukraine không nên sử dụng vũ khí do Washington cung cấp để tấn công lãnh thổ Nga, nhằm tránh một cuộc xung đột trực tiếp giữa Moskva và Washington hay với NATO.
Những công ty phương Tây muốn rút khỏi Nga phải đối mặt với nhiều rào cản, có khi phải nhận được sự chấp thuận của chính Tổng thống Putin.
Ngày 27/5, Cơ quan quản lý thiên tai của Pakistan cho biết có ít nhất 11 người thiệt mạng và 13 người khác bị thương do tuyết lở khi các thành viên của một bộ lạc du mục đi qua một vùng núi ở phía Bắc nước này.
Tối 27/5, người dân Israel đã tiếp tục đổ ra đường phố Tel Aviv trong tuần biểu tình thứ 21 liên tiếp để phản đối kế hoạch cải cách tư pháp của chính phủ, vài ngày sau khi Quốc hội Israel đã thông qua ngân sách nhà nước.
Ngày 26/5, Liên minh châu Âu (EU) và các công ty dược phẩm gồm Pfizer (Mỹ) và BionTech (Đức) thông báo đã đạt được thỏa thuận về việc sửa đổi hợp đồng cung ứng vaccine phòng bệnh COVID-19, theo đó giảm số lượng vaccine và lùi thời điểm giao hàng đến năm 2026.