Sinh thái và môi trường là chủ đề nóng mà các chính sách của các quốc gia luôn đề cập rất nhiều trong những năm gần đây. Trong bối cảnh hiện nay của đại dịch COVID-19, biến đổi khí hậu là thách thức cấp bách nhất mà nhân loại phải đối mặt trong trung và dài hạn.


Đan Mạch là quốc gia xanh nhất thế giới. Ảnh: atlasandboots.com

Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, mới đây, Đại học Yale của Mỹ đã công bố bảng xếp hạng các quốc gia "xanh nhất" trên thế giới năm 2020 với nghiên cứu được tiến hành đối với 180 quốc gia. Theo đó, Đan Mạch và Luxembourg lần lượt giữ vị trí thứ nhất và thứ hai.

Bảng xếp hạng được thực hiện dựa trên Chỉ số hoạt động môi trường (IPE) do Đại học Yale thiết lập. Chỉ số được tạo từ 11 tiêu chí, mỗi tiêu chí được chia thành một số điểm cần chú ý cụ thể. Tổng cộng có 32 điểm cần chú ý như sức khỏe môi trường, tiếp xúc với các hạt mịn, quản lý chất thải, bảo vệ môi trường sống của động vật, nông nghiệp và biến đổi khí hậu. Ngoài đa dạng sinh học và cam kết chính trị để bảo vệ môi trường, các tiêu chí được các nhà nghiên cứu sử dụng còn dựa trên chất lượng không khí và nước, cũng như hạn chế phát thải khí CO2.

Theo kết quả của IPE, 10 quốc gia sinh thái nhất trong bảng xếp hạng đều nằm ở châu Âu. Đan Mạch đứng đầu với 82,5 điểm, (tăng 7,3 điểm), vượt Luxembourg, quốc gia đã tăng 11,6 điểm trong 10 năm qua để đạt 82,3 điểm. Pháp đứng ở vị trí thứ 5 với 80 điểm (tăng 5,8 điểm). Đức xếp vị trí thứ 10 với 77,2 điểm (tăng 1,2 điểm), trong khi Bỉ đứng ở vị trí 15 với 73,3 điểm (tăng 2,1 điểm).

Nghiên cứu của đại học Yale cũng chỉ ra rằng việc đánh giá một quốc gia phụ thuộc nhiều vào tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia đó. Các biện pháp bảo vệ môi trường, khí hậu như cải tạo cơ sở hạ tầng khá tốn kém mà không phải quốc gia nào cũng có khả năng chi trả. Do đó, các nước nghèo đều nằm cuối danh sách như Burundi, với 27 điểm (giảm 11,1 điểm), Côte d'Ivoire, với 25,8 điểm (giảm 8,5 điểm), hay Liberia, với 22,6 điểm (giảm 3,7 điểm). Tuy nhiên, bài toán về khí hậu và môi trường chỉ có thể được giải nếu có sự chung sức của tất cả các quốc gia.


Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Ai Cập kêu gọi tăng cường viện trợ cho phía Bắc Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 15/4, Bộ trưởng Ngoại giao Ai Cập Sameh Shoukry đã kêu gọi tăng cường viện trợ cho Dải Gaza, đặc biệt là ở phía Bắc, trong cuộc họp tại Cairo với Điều phối viên cấp cao về nhân đạo và tái thiết tại Dải Gaza của Liên hợp quốc (LHQ), bà Sigrid Kaag.

Sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống

Trong phiên giao dịch sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống, bất chấp mối lo ngại sau cuộc tấn công trả đũa của Iran nhằm vào Israel.

Liên hợp quốc tìm cách tháo ngòi “thùng thuốc súng”Trung Đông

Theo phóng viên TTXVN tại New York, chiều 14/4 (giờ địa phương), Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã tổ chức phiên họp khẩn về tình hình Trung Đông, trọng tâm là vụ Iran tấn công trả đũa Israel hôm 13/3.

Hệ thống phòng không Israel căng mình chống tên lửa, máy bay không người lái Iran

Tối 13/4, Iran đã phóng loạt tên lửa và máy bay không người lái hướng đến lãnh thổ Israel.

Hàng không Mỹ đề xuất hạn chế cấp phép cho các chuyến bay từ Trung Quốc

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, các hãng hàng không lớn của Mỹ và một số nghiệp đoàn đang yêu cầu chính quyền Tổng thống Joe Biden ngừng phê duyệt thêm chuyến bay giữa Mỹ và Trung Quốc do chính sách "chống cạnh tranh” mà Trung Quốc áp đặt lên các hãng hàng không Mỹ.

Tình hình kinh tế đáng lo ngại ở đất nước có lạm phát cao nhất thế giới

Ngày 12/4, Viện Thống kê và Điều tra quốc gia Argentina (INDEC) cho biết, tỷ lệ lạm phát tại nước này trong tháng 3/2024 đứng ở mức 11% so với tháng trước đó.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục