Theo TTXVN và tin nước ngoài, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) quan ngại về diễn biến bùng phát dịch Covid-19 tại Ấn Ðộ, cho biết sẽ triển khai thêm nhân viên và hàng viện trợ giúp Ấn Ðộ chống chọi dịch bệnh. Với 323.144 ca mới, Ấn Ðộ trải qua ngày thứ sáu liên tiếp có số bệnh nhân vượt mức 300.000 ca/ngày.
Người dân Ca-na-đa chờ tiêm vắc-xin ngừa Covid-19. Ảnh ROI-TƠ
* Ngày 27-4, chuyến bay đầu tiên của Ðức, chở 100 máy trợ thở và 95 máy tạo ô-xi, đã tới thủ đô Niu Ðê-li của Ấn Ðộ. Mỹ cam kết sớm chuyển vật tư, thiết bị y tế cần thiết giúp Ấn Ðộ. Ô-xtrây-li-a cũng thông báo hỗ trợ ban đầu cho Ấn Ðộ, gồm 500 máy thở, cùng nhiều vật tư, thiết bị phòng, chống dịch Covid-19.
* Trước đó, Quỹ đầu tư trực tiếp của Nga cho biết, Ấn Ðộ sẽ nhận lô vắc-xin Sputnik V của Nga đầu tiên vào ngày 1-5 tới. Hãng dược phẩm Pharmasyntez của Nga đã sẵn sàng chuyển tới Ấn Ðộ một triệu lọ thuốc kháng vi-rút Remdesivir để sử dụng trong điều trị bệnh nhân Covid-19.
* Trong thông điệp Tuần lễ Tiêm chủng thế giới, WHO cùng UNICEF và Liên minh vắc-xin toàn cầu Gavi nêu bật sự cấp thiết nâng cao khả năng tiếp cận và sử dụng vắc-xin ngừa Covid-19. Theo khảo sát của WHO, có khoảng 37% số quốc gia báo cáo rằng hoạt động tiêm chủng thông thường bị gián đoạn.
* Với 15 người chết trong ngày 27-4, Thái-lan ghi nhận có số ca tử vong vì Covid-19 cao nhất từ trước tới nay. Cam-pu-chia có thêm 508 ca mắc trong 24 giờ, trong khi dịch lan tới cả các khu vực xa xôi, giáp biên giới Thái-lan.
* Cùng ngày, Phi-li-pin thông báo thêm 7.204 ca mắc và 63 ca tử vong. Bộ Y tế Phi-li-pin đề nghị gia hạn phong tỏa nghiêm ngặt ở vùng thủ đô Ma-ni-la và bốn tỉnh lân cận. Tại In-đô-nê-xi-a, Tổng thống G.Uy-đô-đô kêu gọi người dân, các tổ chức, doanh nghiệp cùng phối hợp ngăn chặn làn sóng lây nhiễm Covid-19.
* Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Trung Quốc đã đưa ra khuyến cáo về y tế và phòng, chống dịch Covid-19, trong bối cảnh việc di chuyển của người dân tăng cao trong kỳ nghỉ lễ sắp tới. Dự kiến, lưu lượng hành khách đi lại có thể tới 250 triệu lượt người.
* Ô-xtrây-li-a tuyên bố tạm dừng tất cả các chuyến bay chở khách trực tiếp từ Ấn Ðộ cho đến ngày 15-5 tới. Mỹ khuyến cáo công dân "cân nhắc" khi lựa chọn tới Nhật Bản, trong khi hạ cấp độ cảnh báo đối với hoạt động du lịch tới I-xra-en.
* Nhà chức trách Mê-hi-cô cho phép các doanh nghiệp tại thủ đô Mê-hi-cô Xy-ti mở cửa trở lại từ ngày 26-4, lần đầu sau hơn một năm bị phong tỏa do Covid-19. Tại Ca-na-đa, Chính phủ điều lực lượng vũ trang và hỗ trợ y tế cho tỉnh Ôn-tô-ri-ô đông dân nhất nước này.
* Các cửa hàng và dịch vụ không thiết yếu tại Man-ta cũng mở cửa trở lại từ ngày 26-4, hoạt động du lịch được khôi phục hoàn toàn từ ngày 1-6 tới. Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ công bố áp đặt phong tỏa hoàn toàn từ ngày 29-4 đến 17-5.
* Cơ quan Quản lý dược phẩm Ai Cập thông báo cấp phép sử dụng khẩn cấp đối với vắc-xin Sinovac (Trung Quốc). I-ran bắt đầu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 đối với vắc-xin Soberana 2 của Cu-ba.
* Theo trang thống kê worldometers, đến tối 27-4, thế giới đã ghi nhận hơn 148,6 triệu ca mắc, trong đó có hơn 3,13 triệu trường hợp tử vong vì Covid-19. Số bệnh nhân phục hồi là hơn 126,4 triệu người.
Theo Báo Nhân Dân
Sự thúc đẩy kinh tế "xanh” của Mỹ và chính quyền các tiểu bang đang biến rác thành kho báu.
Mỹ yêu cầu Ukraine không nên sử dụng vũ khí do Washington cung cấp để tấn công lãnh thổ Nga, nhằm tránh một cuộc xung đột trực tiếp giữa Moskva và Washington hay với NATO.
Những công ty phương Tây muốn rút khỏi Nga phải đối mặt với nhiều rào cản, có khi phải nhận được sự chấp thuận của chính Tổng thống Putin.
Ngày 27/5, Cơ quan quản lý thiên tai của Pakistan cho biết có ít nhất 11 người thiệt mạng và 13 người khác bị thương do tuyết lở khi các thành viên của một bộ lạc du mục đi qua một vùng núi ở phía Bắc nước này.
Tối 27/5, người dân Israel đã tiếp tục đổ ra đường phố Tel Aviv trong tuần biểu tình thứ 21 liên tiếp để phản đối kế hoạch cải cách tư pháp của chính phủ, vài ngày sau khi Quốc hội Israel đã thông qua ngân sách nhà nước.
Ngày 26/5, Liên minh châu Âu (EU) và các công ty dược phẩm gồm Pfizer (Mỹ) và BionTech (Đức) thông báo đã đạt được thỏa thuận về việc sửa đổi hợp đồng cung ứng vaccine phòng bệnh COVID-19, theo đó giảm số lượng vaccine và lùi thời điểm giao hàng đến năm 2026.