Tại các "điểm nóng" COVID-19 trên thế giới như Ấn Độ, Malaysia, Brazil..., vaccine ngừa COVID-19 sẽ được vận chuyển tăng cường nhằm tăng tốc độ tiêm chủng ở những nước này.


Người dân ngồi tại khu vực chờ theo dõi sau khi tiêm liều vaccine ngừa COVID-19 của Sinopharm tại một trung tâm tiêm chủng Pở Selangor, Malaysia. Ảnh: Bloomberg

Theo VOA News, nhà chức trách Hàn Quốc ngày 30/5 thông báo quốc gia này sẽ nhận được 1 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 của hãng dược phẩm Johnson & Johnson trong tuần từ Mỹ, tăng gấp đôi so với cam kết trước đó.

Thủ tướng Kim Boo-kyum cho biết lô hàng sẽ bao gồm lượng vaccine cho 550.000 binh sĩ Hàn Quốc, theo đúng lời cam kết của Tổng thống Mỹ Joe Biden tại hội nghị thượng đỉnh với người đồng cấp Moon Jae-in tuần trước.

Tại khu vực Nam Á, nhà chức trách Ấn Độ ngày 30/5 cho biết nước này sẽ có gần 120 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 tiêm cho người dân trong nước vào tháng 6, tăng đáng kể so với con số 79,4 triệu liều trong tháng 5. Tính đến thời điểm hiện tại, Ấn Độ mới chỉ hoàn thành hai mũi tiêm vaccine cho khoảng 3% trong số 1,35 tỷ dân nước mình.

Các quan chức y tế Ấn Độ ngày 30/5 ghi nhận số ca bệnh mới thấp nhất trong 46 ngày qua. Hiện tại, tiêm chủng giai đoạn 3 vaccine COVID-19 tại Ấn Độ đang được triển khai, áp dụng cho tất cả những người từ 18 tuổi trở lên. Tuy nhiên, tình trạng thiếu vaccine vẫn chưa thể khắc phục. Chính phủ liên bang Ấn Độ đang tăng cường các cơ sở xét nghiệm COVID-19 trên khắp cả nước.

Tại Malaysia, chính phủ thông báo họ đang có kế hoạch mở thêm các trung tâm tiêm chủng siêu lớn, trong bối cảnh quốc gia này báo cáo số ca mắc COVID-19 mới trong 24 giờ cao kỷ lục.

Trong một cuộc họp báo trực tuyến với các phóng viên ngày 30/5, Bộ trưởng Khoa học Malaysia Khairy Jamaluddin cho hay chính phủ sẽ thành lập thêm 5 trung tâm tiêm chủng khác quanh khu vực thủ đô Kuala Lumpur và có thể là 2 cơ sở khác tại bang Penang phía Bắc và bang Johor phía Nam.

Theo như dữ liệu do Ủy ban Đặc biệt Đảm bảo Tiếp cận Nguồn cung vaccine COVID-19 của Malaysia, cho đến thời điểm hiện tại, tại quốc gia với 32 triệu dân, gần 6% dân số đã được tiêm chủng. Malaysia mới chỉ cấp phép sử dụng cho hai loại vaccine ngừa COVID-19 trong chương trình tiêm chủng nước này, gồm vaccine Sinovac của Trung Quốc và vaccine của Pfizer.

Brazil dự kiến nhận được thêm vaccine ngừa COVID-19 từ Mỹ chuyển sang trong một vài tuần tới. Đây nằm trong kế hoạch phân phối 80 triệu liều vaccine ưu tiên các quốc gia Mỹ Latinh được Washington công bố vào tuần trước.

Tổng cộng đã có 3,5 liều vaccine ngừa COVID-19 đã được chuyển cho chính phủ Brazil trong 5 lô hàng. Trong một tuyên bố mới nhất, hãng dược phẩm Pfizer nhấn mạnh công ty này cam kết vận chuyển đủ 200 triệu liều vaccine cho Brazil tính đến cuối năm 2021.

Hiện Brazil là quốc gia có số ca tử vong do COVID-19 cao đứng thứ hai trên giới, chỉ sau Mỹ, với trên 461.000 trường hợp.

Tại châu Âu, Pháp ngày 29/5 báo cáo số bệnh nhân COVID-19 phải nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt giảm xuống còn 3.028 người và tổng số bệnh nhân nhập viện vì COVID-19 giảm 425 ca xuống còn 16.847.

Ủy ban Châu Âu đã cấp phép sử dụng vaccine của hãng Pfizer/BioNTech đối với trẻ em từ 12 tuổi trở lên, mở rộng phạm vi những người đủ điều kiện được tiêm chủng, tương tự như Mỹ và Canada.

Theo sau quyết định trên, Đức và Italy cho biết họ đang chuẩn bị mở rộng chiến dịch tiêm chủng cho các thanh thiếu niên trong độ tuổi 12-15.

Bên cạnh đó, Anh đã phê duyệt vaccine COVID-19 một liều tiêm do hãng dược phẩm Johnson & Johnson phát triển. Đây là vaccine ngừa COVID-19 thứ tư được cấp phép sử dụng tại Anh, sau Pfizer, AstraZeneca và Moderna.

Việc ngày càng có nhiều vaccine hơn được cung cấp cho thế giới là tín hiệu lạc quan trong cuộc chiến chống lại đại dịch toàn cầu, góp phần giúp các quốc gia đẩy nhanh chương trình tiêm chủng để tạo miễn dịch trước virus SARS-CoV-2.

Theo Báo Tin tức

Các tin khác


EU thông qua ''hiến chương điện mặt trời''

Theo phóng viên TTXVN tại Bỉ, trong khuôn khổ hội nghị không chính thức các Bộ trưởng Năng lượng Liên minh châu Âu (EU) diễn ra hôm 15-16/4 ở Brussels, đại diện 23 quốc gia thành viên EU, Ủy ban châu Âu (EC) và các doanh nghiệp ngành công nghiệp điện mặt trời châu Âu đã ký một bản hiến chương nhằm bảo vệ và khuyến khích loại hình năng lượng tái tạo này.

Nga: Nước lũ dâng nhanh, trên 125.000 người phải sơ tán

Ngày 16/4, giới chức Nga cho biết mực nước trên các con sông ở khu vực giao giữa dãy núi Ural và Tây Nam Siberia của nước này tiếp tục dâng nhanh, khiến hàng trăm ngôi nhà chìm trong biển nước, người dân rơi vào cảnh mất điện và phải sơ tán khẩn cấp.

Ai Cập kêu gọi tăng cường viện trợ cho phía Bắc Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 15/4, Bộ trưởng Ngoại giao Ai Cập Sameh Shoukry đã kêu gọi tăng cường viện trợ cho Dải Gaza, đặc biệt là ở phía Bắc, trong cuộc họp tại Cairo với Điều phối viên cấp cao về nhân đạo và tái thiết tại Dải Gaza của Liên hợp quốc (LHQ), bà Sigrid Kaag.

Sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống

Trong phiên giao dịch sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống, bất chấp mối lo ngại sau cuộc tấn công trả đũa của Iran nhằm vào Israel.

Liên hợp quốc tìm cách tháo ngòi “thùng thuốc súng”Trung Đông

Theo phóng viên TTXVN tại New York, chiều 14/4 (giờ địa phương), Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã tổ chức phiên họp khẩn về tình hình Trung Đông, trọng tâm là vụ Iran tấn công trả đũa Israel hôm 13/3.

Hệ thống phòng không Israel căng mình chống tên lửa, máy bay không người lái Iran

Tối 13/4, Iran đã phóng loạt tên lửa và máy bay không người lái hướng đến lãnh thổ Israel.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục