Làn sóng dịch mới tại những nước áp dụng biện pháp chống dịch "không ca mắc COVID-19" như Australia và Trung Quốc cho thấy dường như biến thể Delta đã phá vỡ được vòng phòng thủ và khiến hai nước này phải xem xét điều chỉnh chính sách.


Một khu vực bị phong toả tại Thượng Hải do có liên quan đến ca mắc COVID-19 ngày 3/8. Ảnh: CNN

Tại điểm nóng COVID-19 của Australia là New South Wales, các quan chức cho rằng tỷ lệ tiêm vaccine đạt 50% có thể đủ để tiến hành nới lỏng hạn chế nghiêm ngặt chống dịch của tiểu bang này. Đây được gọi là một điều chỉnh so với nỗ lực trước đây của Australia là không có ca mắc COVID-19 nào.

Kênh CNN (Mỹ) cho biết ở Trung Quốc, một loạt các ca mắc mới COVID-19 ở nhiều tỉnh thành từ ca dương tính virus SARS-CoV-2 phát hiện tại sân bay đông đúc nhất ở Nam Kinh, tỉnh Giang Tô ngày 20/7 đã khiến nước này phải tiến hành xét nghiệm diện rộng. Ông Huang Yanzhong tại tổ chức phi lợi nhuận Hội đồng Quan hệ đối ngoại trụ sở ở Mỹ cho biết ngày càng có nhiều chuyên gia Trung Quốc đề xuất về phương pháp giảm nhẹ thay vì cố gắng đạt được mục tiêu không ca mắc COVID-19.

Ông Karen A. Grépin tại Trường Y tế Công cộng Hong Kong (Trung Quốc) cho biết: "Chiến thuật không có ca mắc COVID-19 từng được coi là thành công ở một số khu vực trên thế giới trong 18 tháng qua. Nhưng tôi không nghĩ trong tương lai sẽ như vậy”.

Giai đoạn dịch COVID-19 hoành hành tại châu Âu và Mỹ năm 2020, Trung Quốc và Australia đã áp dụng biện pháp chống dịch với mục tiêu không có ca mắc COVID-19 trong cộng đồng. Hàng nghìn người Australia ở nước ngoài đã không thể hồi hương do số chuyến bay và nơi cách ly hạn chế. Công dân Australia cũng không thể đi nước ngoài nếu thiếu thị thực xuất cảnh.

Nhưng lợi thế là Australia và Trung Quốc không vấp phải thiệt hại lớn về người như Mỹ và một số quốc gia châu Âu vì dịch COVID-19. Và đến tận đầu năm 2021, cuộc sống tại hai quốc gia này cũng gần như trở về bình thường với người dân tập trung ở nơi đông người dự các lễ hội âm nhạc và sự kiện thể thao.

Ông Grépin phân tích: "Các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương đã có 1 năm rưỡi chống dịch thành công. Không thể phủ nhận đây là một chiến thuật tốt”.


Đường phố Melbourne (Australia) vắng vẻ ngày 6/8 do giãn cách xã hội. Ảnh: CNN

Giáo sư Dale Fisher tại Bệnh viện Đại học Quốc gia Singapore cho biết chiến thuật của Trung Quốc và Australia tập trung bảo thắt chặt kiểm soát biên giới, nhanh chóng truy vết các trường hợp qua xét nghiệm diện rộng. Nhưng những biện pháp này đang gặp nhiều thách thức bởi biến thể Delta, được cho lây nhiễm hơn 60-200% so với virus SARS-CoV-2 đầu tiên được phát hiện ở Vũ Hán.

Khi "đặt chân” đến Australia, biến thể Delta đã phơi bày một lỗ hổng lớn trong chiến thuật của quốc gia này, đó là tình trạng tiêm vaccine COVID-19 vẫn khá chậm. Những quốc gia khác đã tiến hành tiêm vaccine COVID-19 từ đầu năm nay trong khi đó các lãnh đạo Australia lại không mấy vội vã.

Tính đến 8/8, mới chỉ có 17% dân số 25 triệu người của Australia đã tiêm đủ 2 mũi vaccine, khá thấp so với Anh là 58% và Mỹ là 50%. Điều này đồng nghĩa với việc cộng đồng có miễn dịch khá hạn chế để ngăn biến thể Delta lây lan. Giáo sư Alexandra Martiniuk tại Trường Y tế công cộng Đại học Sydney đánh giá: "Đó thực sự là lỗi lầm lớn”.

Giáo sư Ben Cowling tại Đại học Hong Kong (Trung Quốc) cho biết giới chức nước này đã ngừng nhiều phương tiện giao thông nội địa và tiến hành xét nghiệm quy mô lớn sau khi 300 trường hợp mắc mới COVID-19 được phát hiện tại hơn 20 thành phố. Ông Ben Cowling cho rằng đây là chiến thuật đã quen thuộc tại Trung Quốc và sẽ đạt kết quả một lần nữa.

Nhưng ông cũng cảnh báo: "Đối với đợt dịch này, tôi cho rằng Trung Quốc sẽ sớm đạt được kết quả không có ca mắc COVID-19 nhưng tình trạng này vẫn cho thấy rủi ro đối với chiến thuật không có ca mắc. Đây không phải đợt dịch cuối cùng mà sẽ còn có những làn sóng dịch khác”.

Nhiều chuyên gia cho rằng về dài hạn, chiến thuật không ca mắc COVID-19 là không phù hợp bởi mọi quốc gia đều muốn mở cửa trở lại với thế giới. Nhưng ông Grépin đánh giá Australia và Trung Quốc hiện nay không cần thiết phải loại bỏ chiến thuật không ca mắc COVID-19 bởi với trên 80% dân số được tiêm vaccine COVID-19 thì các quốc gia có thể nới lỏng kiểm soát ở biên giới. Trung Quốc hiện dựa vào vaccine tự sản xuất trong nước là Sinovac và Sinopharm.


Theo Báo Tin tức

Các tin khác


Nga: Nước lũ dâng nhanh, trên 125.000 người phải sơ tán

Ngày 16/4, giới chức Nga cho biết mực nước trên các con sông ở khu vực giao giữa dãy núi Ural và Tây Nam Siberia của nước này tiếp tục dâng nhanh, khiến hàng trăm ngôi nhà chìm trong biển nước, người dân rơi vào cảnh mất điện và phải sơ tán khẩn cấp.

Ai Cập kêu gọi tăng cường viện trợ cho phía Bắc Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 15/4, Bộ trưởng Ngoại giao Ai Cập Sameh Shoukry đã kêu gọi tăng cường viện trợ cho Dải Gaza, đặc biệt là ở phía Bắc, trong cuộc họp tại Cairo với Điều phối viên cấp cao về nhân đạo và tái thiết tại Dải Gaza của Liên hợp quốc (LHQ), bà Sigrid Kaag.

Sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống

Trong phiên giao dịch sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống, bất chấp mối lo ngại sau cuộc tấn công trả đũa của Iran nhằm vào Israel.

Liên hợp quốc tìm cách tháo ngòi “thùng thuốc súng”Trung Đông

Theo phóng viên TTXVN tại New York, chiều 14/4 (giờ địa phương), Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã tổ chức phiên họp khẩn về tình hình Trung Đông, trọng tâm là vụ Iran tấn công trả đũa Israel hôm 13/3.

Hệ thống phòng không Israel căng mình chống tên lửa, máy bay không người lái Iran

Tối 13/4, Iran đã phóng loạt tên lửa và máy bay không người lái hướng đến lãnh thổ Israel.

Hàng không Mỹ đề xuất hạn chế cấp phép cho các chuyến bay từ Trung Quốc

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, các hãng hàng không lớn của Mỹ và một số nghiệp đoàn đang yêu cầu chính quyền Tổng thống Joe Biden ngừng phê duyệt thêm chuyến bay giữa Mỹ và Trung Quốc do chính sách "chống cạnh tranh” mà Trung Quốc áp đặt lên các hãng hàng không Mỹ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục