Một số trường hợp tiêm chủng kéo theo tác dụng phụ, nhưng cực kỳ hiếm xảy ra và điều này cũng đúng với thiếu niên từ 12 đến 15 tuổi.

Các nước châu Âu đã mở rộng tiêm chủng cho thiếu niên từ 12 tuổi trở lên, nhằm hạn chế lây lan virus và nguy cơ xuất hiện biến chủng mới. Bước tiếp theo là cân nhắc tiêm chủng cho trẻ em dưới 12 tuổi, tuy nhiên hiện nay các thử nghiệm vẫn đang được tiến hành.

Cơ quan Dược phẩm châu Âu đã khuyến cáo ngay từ cuối tháng 5 rằng nên tiêm vaccine cho thiếu niên từ 12 đến 15 tuổi. Tại Pháp, tới đầu tháng này, hơn một nửa tổng số thiếu niên trong độ tuổi đã tiêm chủng xong. Nước Anh cũng dự định làm như nước Pháp, khuyến cáo tiêm chủng cho mọi thiếu niên chứ không chỉ cho người có bệnh nền.

Bà June Raine - Cơ quan Dược phẩm Anh cho rằng: "Đúng là một số trường hợp tiêm chủng kéo theo tác dụng phụ, nhưng cực kỳ hiếm xảy ra và đều là những trường hợp nhẹ. Các cá nhân thường hồi phục sau một thời gian ngắn điều trị thông thường. Lời khuyên của chúng tôi vẫn là, lợi ích của tiêm chủng vượt trội so với rủi ro, và điều này cũng đúng với thiếu niên từ 12 đến 15 tuổi".

Những người ủng hộ tiêm chủng cho thiếu niên lập luận rằng, có tiêm chủng cho toàn bộ thiếu niên thì trường học mới hoạt động bình thường, tránh được tình trạng nay lớp này cách ly, mai nhóm kia phải nghỉ học. Nhìn toàn cảnh thì tiêm chủng càng nhiều, virus càng khó lan rộng và khó tạo biến chủng mới. Thiếu niên trẻ khỏe nhiễm virus có thể không phát triển thành bệnh, nhưng vẫn là nguồn lây lan cho cha mẹ hay ông bà trong gia đình.

Ông Vincent Maréchal - Giáo sư vi trùng học, Đại học Sorbone Paris, Pháp cho biết: "Thanh thiếu niên là độ tuổi có mật độ tiếp xúc xã hội cao, có nhiều bạn bè, nhiều hoạt động tập thể, do vậy nguy cơ chuyển tải virus rất cao. Chúng ta phải có kế hoạch tiêm chủng nhằm cắt đứt chuỗi luân chuyển virus trong nhóm độ tuổi đó".


Những người phản đối thì lập luận rằng, trong quá trình nghiên cứu sản xuất vaccine, các hãng dược mới tiến hành thử nghiệm trên người lớn là chủ yếu, khó biết hết tác dụng phụ của vaccine đối với thiếu niên và còn khó biết hơn nữa đối với trẻ em dưới 12 tuổi.

Ông Adam Finn - Thành viên Ủy ban tiêm chủng và miễn dịch, Anh nói: "Chúng ta biết rằng vaccine có tác dụng ngăn ngừa nhiễm virus, nhưng chúng ta cũng biết rằng trẻ em, những trẻ khỏe mạnh từ 12 đến 15 tuổi, rất hiếm khi bị bệnh nặng nếu nhiễm virus. Trên thực tế, vaccine vẫn có những tác dụng phụ, mặc dù rất hiếm, mà chúng ta chưa thực sự hiểu hết vào thời điểm này. Có nghĩa là, chưa thể chắc chắn điều gì".

Trong lúc ở châu Âu vẫn đang vừa tiêm chủng vừa tranh luận, thì nước Mỹ đã có kế hoạch tiêm vaccine cho trẻ em dưới 12 tuổi. Cuba còn gây bất ngờ hơn khi đã bắt đầu chủng ngừa cho trẻ em từ 2 tuổi trở lên.

Vaccine có hiệu quả đối với người từ 12 đến 17 tuổi, không có rủi ro nghiêm trọng

Một nghiên cứu ban đầu của hãng dược Pfizer công bố cho biết, có một tỷ lệ rất nhỏ người trẻ tiêm xong bị viêm cơ tim, nhưng đều nhẹ và chóng khỏi. Hiện các nghiên cứu, thử nghiệm vẫn đang tiếp tục và cần thêm thời gian.

Thực tế là, tới lúc này, chúng ta chưa biết gì nhiều về tác dụng phụ của vaccine đối với thiếu niên, nhưng chúng ta biết được rằng, nếu không tiêm chủng, nếu bị nhiễm corona virus, thì một số rất ít thiếu niên đang có bệnh nền như hen suyễn hay tim mạch cũng bị nặng. Các nước vẫn nhấn mạnh lợi ích tổng thể, chỉ đẩy lui đại dịch nếu tất cả những người có thể chuyển tải virus đều được chủng ngừa.


Tiêm chủng cho thiếu niên có giống người lớn

Các nước châu Âu tiêm chủng cho người lớn theo cùng cách, nhưng tiêm cho thiếu niên thì giữa mỗi nước có khác biệt đôi chút. Thụy Điển và Na Uy chỉ tiêm chủng cho thiếu niên có bệnh nền.

Trước khi có biến chủng Delta thì nước Đức cũng làm như vậy, nhưng sau đó nước Đức mở rộng tiêm cho toàn bộ thiếu niên. Đan mạch và Tây Ban Nha cũng tiêm cho tất cả thiếu niên, nhưng chỉ tiêm một liều vaccine, chứ không có mũi nhắc lại thứ hai. Pháp thì tiêm cho trẻ em hai liều vaccine như tiêm cho người lớn, vì đây là trẻ chưa thành niên, nên ngoài việc trẻ đồng ý tiêm chủng, thì cũng phải được bố hoặc mẹ chấp thuận. Đây là chủ đề nhạy cảm vì liên quan tới trẻ em, cho nên các nước châu Âu đều rất thận trọng.

Từ những ngày đầu của đại dịch, trẻ em và thanh thiếu niên là nhóm đối tượng ít có các bệnh lý nền và được đánh giá ít có khả năng bệnh tiến triển nặng nếu mắc COVID-19. Thế nên, đã có sự tranh luận về việc làm sao cân bằng giữa các tác dụng phụ tiềm ẩn của vaccine và giá trị thực sự của việc chủng ngừa COVID-19 cho trẻ em.

Đến nay, trước những số liệu mới đầy lo ngại về dịch bệnh, thì những nơi đạt tỷ lệ tiêm chủng COVID-19 cao đang chuyển hướng chiến lược vaccine sang trẻ em, vì dù các em có mắc bệnh nhẹ thì khả năng lây truyền virus cũng không giảm.

Nhiều chuyên gia tin rằng, chỉ khi đạt được tỷ lệ miễn dịch cộng đồng cao, thông qua tiêm vaccine, chúng ta mới có thể khóa chặt nguy cơ xuất hiện biến chủng mới.

Theo vtv.vn

Các tin khác


Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

ASEAN tăng cường hợp tác về sở hữu trí tuệ

Ngày 22/4, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức cuộc họp lần thứ 72 Nhóm Công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 72) và các sự kiện bên lề. Hoạt động nhằm thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên ASEAN trong hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ.

Tương lai không còn ''ô nhiễm trắng''

"Ngay trong ngôi nhà của mình, bạn có thể thấy rất nhiều thứ, từ vỏ bọc thực phẩm, chậu hoa cho đến các loại dụng cụ, đều bằng nhựa. Nhựa sẽ đi đâu sau khi không được sử dụng nữa? Chúng không bị phân hủy. Kể cả khi được chôn lấp, nhựa vẫn tồn tại hàng trăm năm và các hạt vi nhựa sẽ làm ô nhiễm hệ sinh thái xung quanh".

Tổng tham mưu trưởng IDF phê duyệt kế hoạch tiếp tục chiến dịch ở Gaza

Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), Trung tướng Herzi Halevi đã phê duyệt các kế hoạch tiếp tục cuộc chiến chống lực lượng Hamas ở Dải Gaza.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục