Lô vaccine này được bàn giao thông qua cơ chế COVAX và được vận chuyển trực tiếp từ nhà máy của Pfizer về Việt Nam.
Mỹ đã trao tặng thêm 1,5 triệu liều vaccine Pfizer-BioNTech nhằm hỗ trợ Việt Nam ứng phó với COVID-19. Lô vaccine này được bàn giao thông qua cơ chế COVAX và được vận chuyển trực tiếp từ nhà máy của Pfizer về Việt Nam tối 2/10.
Như vậy, kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu, Mỹ đã trao tặng Việt Nam tổng cộng 7,5 triệu liều vaccine. Số vaccine trên tiếp nối 3 đợt trao tặng trước đó mà Mỹ dành cho Việt Nam thông qua cơ chế COVAX, với tổng cộng 6 triệu liều vaccine.
Mỹ và Việt Nam đã hợp tác nhằm nâng cao năng lực của Việt Nam trong việc ứng phó với đại dịch COVID-19, dựa trên nền tảng là mối quan hệ hợp tác lâu dài giữa hai quốc gia và nguồn hỗ trợ của Mỹ trị giá hơn 1 tỷ USD trong những năm qua nhằm giúp Việt Nam phát triển hạ tầng y tế. Bên cạnh việc trao tặng 7,5 triệu liều vaccine, kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu, Mỹ đã cam kết các khoản hỗ trợ trị giá 26,7 triệu USD nhằm giúp Việt Nam ứng phó với đại dịch.
Ngoài 7,5 triệu liều vaccine mà Mỹ trao tặng thông qua cơ chế COVAX, Việt Nam đã nhận 4.176.000 liều vaccine AstraZeneca từ COVAX.
Cơ chế COVAX do Liên minh Đổi mới Sáng tạo Sẵn sàng cho Dịch bệnh (CEPI), Liên minh Toàn cầu về Vắc xin và Tiêm chủng (GAVI), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) điều hành, và UNICEF đóng vai trò đối tác phân phối chủ chốt.
Mỹ là quốc gia có đóng góp lớn nhất cho cơ chế COVAX, và thông qua Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID), chính phủ Mỹ đã đóng góp 4 tỷ USD để hỗ trợ COVAX mua và phân phối vaccine COVID-19 tới 92 nền kinh tế có thu nhập thấp và trung bình thấp.
Hồi tháng 6, Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố, Mỹ sẽ mua và trao tặng 500 triệu liều vaccine Pfizer cho 92 nền kinh tế có thu nhập thấp và trung bình thấp và Liên minh châu Phi. Tại Hội nghị Thượng đỉnh Toàn cầu về COVID-19 ngày 22/9 vừa qua, Tổng thống Biden cũng công bố một cam kết mạnh mẽ mới, theo đó Mỹ sẽ cung ứng thêm 500 triệu liều vaccine Pfizer, nâng tổng số vaccine mà Mỹ cam kết trao tặng lên hơn 1,1 tỷ liều.
Mỹ đã cung cấp hơn 160 triệu liều vaccine COVID-19 cho 100 quốc gia trên thế giới. Chính phủ Mỹ cam kết sẽ tiếp tục trao tặng vaccine trên toàn cầu khi có thêm nguồn cung. Chính phủ Mỹ đang hợp tác với các nhà sản xuất vaccine của nước này nhằm tăng nguồn cung cho toàn thế giới, đồng thời hợp tác với các đối tác nhằm mở rộng năng lực sản xuất vaccine trên toàn cầu nhằm chấm dứt đại dịch.
Ngày 3/6, Mỹ đã đưa ra lời kêu gọi đàm phán mới với Trung Quốc, khi Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin kêu gọi Bắc Kinh tham gia đối thoại với Washington với tư cách là các nhà lãnh đạo quốc phòng có trách nhiệm.
Phóng viên TTVXN tại Nam Phi dẫn thông báo của Bộ Lâm nghiệp, Ngư nghiệp và Môi trường nước này ngày 2/6 cho biết Nam Phi sẽ gửi 400 lính cứu hỏa đến tỉnh bang Alberta của Canada để hỗ trợ công tác dập tắt các đám cháy rừng.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 1/6, Bộ Y tế Cameroon cho biết đã có thêm 26 người tử vong trong đợt bùng phát dịch tả đang hoành hành tại nước này trong hai tuần qua, nâng tổng số nạn nhân lên 426 người. Ngoài ra có khoảng 1.868 trường hợp được xác nhận mắc bệnh.
Đại sứ quán Nga tại Mỹ cho biết các biện pháp đáp trả của Washington liên quan Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược Mới (New START) sẽ không làm thay đổi quan điểm của Moskva.
Theo phóng viên TTVXN tại Buenos Aires, trong các ngày từ 31/5-2/6, Ủy ban Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Argentina (ACBA) đã có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Entre Ríos với mục đích thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư giữa hai bên.
Theo hãng tin AFP, các cuộc pháo kích đã khiến 18 dân thường thiệt mạng tại một khu chợ ở thủ đô Khartoum của Sudan trong bối cảnh giao tranh giữa quân đội nước này với Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) bán quân sự đối địch không có dấu hiệu hạ nhiệt.