(HBĐT) - Từ đầu năm 2021 đến nay, trên địa bàn hai huyện Lạc Sơn và Lương Sơn tỉnh Hòa Bình đang diễn ra Dự án: "Cải thiện sức khỏe cho phụ nữ và trẻ em gái dân tộc thiểu số thông qua tạo điều kiện tiếp cận các dịch vụ nạo phá thai an toàn, thân thiện ở Việt Nam”. Dự án do Viện Tài chính Vi mô và Phát triển Cộng đồng (MACDI) triển khai dưới sự tài trợ của tổ chức Grand Challenges từ Canada.

Sức khỏe sinh sản và an toàn cho phụ nữ là một trong những mối quan tâm hàng đầu của xã hội. Thực tế cho thấy, có một điều đáng báo động hiện nay là tình trạng phá thai ở nữ giới ngày càng tăng cao. Phá thai là một việc làm không chỉ ảnh hướng đến tâm lý, sức khỏe mà còn đe dọa khả năng sinh sản của chị em về sau. 

Quang cảnh buổi Truyền thông sức khỏe sinh sản tại huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình

Theo thống kê số liệu từ Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em thuộc Bộ Y tế, ở nước ta mỗi năm có đến 250.000 - 300.000 ca phá thai tại cơ sở y tế được báo cáo chính thức. Cũng theo số liệu thống kê khác từ Hội Kế hoạch hóa gia đình, khoảng 20 - 30% phụ nữ phá thai chưa lập gia đình, 60 - 70% là học sinh, sinh viên, chủ yếu trong độ tuổi 15 - 19. Điều này đang báo động một bộ phận trẻ ở nước ta chưa ý thức được việc tự bảo vệ an toàn cho bản thân mình, từ đó để xảy ra tình trạng mang thai ngoài ý muốn. Tuy nhiên, đây mới là số liệu thống kê các ca phá thai được báo cáo chính thức với Bộ Y tế. Ngoài ra, vẫn còn rất nhiều trường hợp do tâm lý lo sợ mà tìm đến những địa chỉ "chui” không có chuyên môn hoặc tự ý phá thai tại nhà. Việc làm này là rất nguy hiểm, có thể đe dọa đến sức khỏe sinh sản và thậm chí là tính mạng người mẹ, bởi những biến chứng do phá thai không an toàn như: sót thai, sót nhau, xuất huyết, thai nhi chết lưu,… Do đó, các chuyên gia y tế luôn khuyến cáo nữ giới mang thai ngoài ý muốn và cần đình chỉ thai, thì tốt nhất nên tìm đến những trung tâm y tế chuyên khoa đáng tin cậy, luôn đảm bảo các tiêu chí an toàn và chất lượng.

Đây chính là tiền đề thúc đẩy Dự án "Cải thiện sức khỏe cho phụ nữ và trẻ em gái dân tộc thiểu số thông qua tạo điều kiện tiếp cận các dịch vụ nạo phá thai an toàn, thân thiện ở Việt Nam” được hình thành và ngay từ khi khởi động đã nhận được sự hưởng ứng, quan tâm của nhiều chị em, đặc biệt tại địa bàn hai huyện Lạc Sơn và Lương Sơn tỉnh Hòa Bình. 

Qua các bài nói chuyện chuyên đề, chị em thuộc nhóm đối tượng của Dự án đã được cung các thông tin liên quan tới sức khỏe sinh sản, cùng nhau chia sẻ về các đề tài thiết thực và hữu ích. Dự án còn xây dựng và vận hành một Ứng dụng riêng có tên SKSS Phụ nữ đã có trên cả hai nền tảng Android và iOs. Tại đây, người dùng được cung các các thông tin đa chiều về Dự án bao gồm các bài viết chuyên sâu từ các chuyên gia đầu ngành, các hình ảnh hoạt động. Ứng dụng còn cung cấp danh sách các phòng khám sản phụ khoa được cấp phép hoạt động với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn sâu rộng và tận tâm, phòng khám bệnh khang trang, rộng rãi, có nhiều giải pháp đa dạng và tiên tiến, giúp nữ giới nếu buộc phải phá thai thì đảm bảo an toàn tùy theo từng tình trạng cụ thể với mức chi phí được công khai niêm yết theo quy định, tuân thủ triệt để quy trình phòng chống bệnh dịch Covid19. Đặc biệt, Ứng dụng còn có phòng giao lưu trực tuyến để các chị em được trao đổi với các chuyên gia về các chủ đề sức khỏe sinh sản. 
 
Chị em đang cài đặt Ứng dụng SKSS Phụ nữ vào điện thoại và tích cực sử dụng

Nhận xét về Dự án và các buổi Tập huấn, bà Trần Thị Nội - Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ TK Liên Sơn, TT Lương Sơn, Hòa Bình cho hay: "Chị em phụ nữ chúng tôi rất vui khi được chọn làm đối tượng tham gia Dự án và là người tuyên truyền cũng mang giá trị Dự án đến với phụ nữ và trẻ em gái dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Chúng tôi đánh giá cao sự tiện dụng và các nội dung cần thiết mà Ứng dụng SKSS Phụ nữ truyền tải. Các chị em dân tộc thiểu số cũng đã quen với các công nghệ mới, do đó, nhóm đối tượng này sẽ có được các thông tin cần thiết cho bản thân mình về vấn đề sinh sản và bảo vệ sức khỏe.”

Được biết, Dự án còn có các buổi Tập huấn đào tạo cho các cán bộ ở trạm y tế công lập và tư nhân, cũng như khởi động các chiến dịch nâng cao nhận thức tập trung vào việc giáo dục trẻ em gái vị thành niên trong cả cộng đồng và trường học về tình dục và sức khỏe sinh sản, đồng thời phải làm gì nếu có thai ngoài ý muốn.


P.V

Các tin khác


Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

ASEAN tăng cường hợp tác về sở hữu trí tuệ

Ngày 22/4, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức cuộc họp lần thứ 72 Nhóm Công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 72) và các sự kiện bên lề. Hoạt động nhằm thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên ASEAN trong hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ.

Tương lai không còn ''ô nhiễm trắng''

"Ngay trong ngôi nhà của mình, bạn có thể thấy rất nhiều thứ, từ vỏ bọc thực phẩm, chậu hoa cho đến các loại dụng cụ, đều bằng nhựa. Nhựa sẽ đi đâu sau khi không được sử dụng nữa? Chúng không bị phân hủy. Kể cả khi được chôn lấp, nhựa vẫn tồn tại hàng trăm năm và các hạt vi nhựa sẽ làm ô nhiễm hệ sinh thái xung quanh".

Tổng tham mưu trưởng IDF phê duyệt kế hoạch tiếp tục chiến dịch ở Gaza

Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), Trung tướng Herzi Halevi đã phê duyệt các kế hoạch tiếp tục cuộc chiến chống lực lượng Hamas ở Dải Gaza.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục