Các nhà khoa học Trung Quốc tuyên bố đã tách biệt được một loại kháng thể có thể là "thuốc giải” hiệu quả với mọi biến thể của COVID-19 từng được phát hiện cho đến nay.

 


Kháng thể 35B5 được kỳ vọng là "thuốc giải" cho đại dịch COVID-19. Ảnh minh họa: Reuters

Trong nghiên cứu được công bố ngày 30/11, nhóm chuyên gia tại nhiều viện nghiên cứu của Trung Quốc - trong đó có Đại học Sun Yat-sen ở Quảng Châu và Đại học Chiết Giang ở Hàng Châu - cho biết họ có thể đã tìm ra "thuốc giải” cho đại dịch COVID-19.

Kênh truyền hình RT đưa tin nhóm chuyên gia này khẳng định kháng thể đơn dòng 35B5 đã cho thấy hiệu quả ở trong phòng thí nghiệm lẫn trong thử nghiệm thực tế trên một cơ thể sống. Được biết, 35B5 có thể trung hòa loại virus SARS-CoV-2 gốc chưa đột biết cũng như tất cả các biến chủng gây lo ngại (VOC). Thử nghiệm thực tế được tiến hành trên chuột đã qua biến đổi giống với con người. 

Đáng lưu ý, kháng thể đơn dòng này cũng phát huy tác dụng đối với biến thể Delta có lượng đột biến cao, vốn đã gây ra các làn sóng lây nhiễm nguy cấp trên toàn thế giới kể từ khi xuất hiện ở Ấn Độ vào đầu năm nay. 

"35B5 vô hiệu hóa virus SARS-CoV-2 bằng cách nhắm vào một biểu vị duy nhất (một phần của phân tử kháng nguyên mà kháng thể tự gắn vào) để tránh cách vị trí đột biến”, nghiên cứu lý giải. Hay nói cách khác, 35B5 nhắm vào phần duy nhất của virus không thay đổi trong quá trình đột biến. Nói cách khác, 35B5 nhắm vào một phần duy nhất của virus không thay đổi trong quá trình đột biến.


Bằng cách nhắm mục tiêu vào một phần của virus không bị ảnh hưởng bởi các đột biến được xác định trong các VOC lưu hành, kháng thể 35B5 đã chứng minh khả năng trung hòa toàn diện hiệu quả trên nhiều chủng. Các nhà khoa học lập luận rằng những phát hiện này có thể giúp ích cho việc điều chế vaccine ngừa SARS-CoV-2 chung. 

Giới nghiên cứu Trung Quốc lưu ý rằng một phần biểu vị của kháng nguyên bị kháng thể 35B5 nhắm mục tiêu cũng xuất hiện trong biến thể mới Omicron.

Nghiên cứu trên được đánh giá là đặc biệt giá trị trong bối cảnh Omicron với khả năng đột biến cao đã lan rộng hơn 20 quốc gia. Các nhà lãnh đạo và giới khoa học trên khắp thế giới lo ngại biến chủng có thể né tránh khả năng miễn dịch do vaccine tạo ra cũng như dễ lây nhiễm hơn biến thể Delta. 

Tuy vậy, hiện chưa có trường hợp tử vong nào được báo cáo liên quan tới Omicron và phải mất nhiều tuần để biết biến thể này có khả năng kháng vaccine hoặc gây bệnh nghiêm trọng hơn Delta hay không.

                                                                  
Theo báo Tin tức


Các tin khác


Nam Phi cử 400 lính cứu hỏa hỗ trợ dập cháy rừng ở Canada

Phóng viên TTVXN tại Nam Phi dẫn thông báo của Bộ Lâm nghiệp, Ngư nghiệp và Môi trường nước này ngày 2/6 cho biết Nam Phi sẽ gửi 400 lính cứu hỏa đến tỉnh bang Alberta của Canada để hỗ trợ công tác dập tắt các đám cháy rừng.

Trên 420 người tử vong do dịch tả ở Cameroon

Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 1/6, Bộ Y tế Cameroon cho biết đã có thêm 26 người tử vong trong đợt bùng phát dịch tả đang hoành hành tại nước này trong hai tuần qua, nâng tổng số nạn nhân lên 426 người. Ngoài ra có khoảng 1.868 trường hợp được xác nhận mắc bệnh.

Nga phản ứng với biện pháp đáp trả của Mỹ về hiệp ước New START

Đại sứ quán Nga tại Mỹ cho biết các biện pháp đáp trả của Washington liên quan Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược Mới (New START) sẽ không làm thay đổi quan điểm của Moskva.

Tỉnh miền Trung Argentina tăng cường xúc tiến thương mại với ASEAN

Theo phóng viên TTVXN tại Buenos Aires, trong các ngày từ 31/5-2/6, Ủy ban Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Argentina (ACBA) đã có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Entre Ríos với mục đích thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư giữa hai bên.

Tiếp diễn xung đột tại Sudan khiến 18 dân thường thiệt mạng

Theo hãng tin AFP, các cuộc pháo kích đã khiến 18 dân thường thiệt mạng tại một khu chợ ở thủ đô Khartoum của Sudan trong bối cảnh giao tranh giữa quân đội nước này với Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) bán quân sự đối địch không có dấu hiệu hạ nhiệt.

Australia nỗ lực giúp bệnh nhân khắc phục chứng "COVID kéo dài"

Ngày 1/6, Australia đã chính thức bước vào mùa Đông trong khi nước này đang phải đối mặt với tình trạng gia tăng số ca mắc COVID-19.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục