Các thông tin ban đầu cho thấy bệnh nhân nhiễm biến thể Omicron của SARS-CoV-2 có triệu chứng nhẹ, dấy lên hy vọng virus này sẽ giảm độc lực trong tương lai. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng hy vọng này là quá sớm.


Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Suva, Fiji ngày 15/6/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo tờ SCMP, hy vọng trên phù hợp với quan niệm xưa nay rằng các mầm bệnh sẽ gây ít ca tử vong hoặc bệnh nặng hơn sau một thời gian khi chúng tiến hóa, để giảm bớt tác động tới vật chủ và có thể tiếp tục sinh sôi.

Dù vậy, các nhà khoa học đã cảnh báo rằng cho dù biến thể Omicron tiến hóa để lây lan nhanh hơn biến thể Delta, không có nghĩa là Omicron sẽ ít nguy hiểm hơn trong quá trình tiến hóa và chúng ta không nên coi nhẹ biến thể này cho tới khi có thêm thông tin.

Tính tới ngày 6/12, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết chưa có ca tử vong nào do biến thể Omicron. Tuy nhiên, WHO kêu gọi thận trọng trước nhận định của hai chuyên gia y tế Nam Phi, rằng bệnh nhân có triệu chứng nhẹ. WHO cho biết cần hàng tuần để xác định xem Omicron có gây bệnh nặng không và nghiên cứu sơ bộ cho thấy nguy cơ Omicron gây tái nhiễm cao gấp ba lần so với các chủng Beta và Delta.

Một lượng lớn người nhiễm SARS-CoV-2 không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ. Trong các ca nặng hơn, có thể mất hàng tuần kể từ khi nhiễm cho tới khi tử vong, có nghĩa là virus này có nhiều thời gian để lây lan.

Giáo sư Nigel McMillan, đồng Giám đốc Trung tâm Y khoa Gien và Tế bào Griffith tại Đại học Griffith ở Australia, nhận định: "Điều bất thường là virus này sinh sôi nhiều trước khi gây triệu chứng vì thế tôi cho rằng nó sẽ khác quy luật bình thường. Ý kiến rằng virus dễ lây hơn nhưng triệu chứng nhẹ hơn là không đúng. Nó có vẻ như nhẹ hơn nhưng virus này vẫn sẽ gây tử vong nhiều hơn cúm, vì thế nó vẫn rất nghiêm trọng”.

Các virus đột biến liên tục khi chúng tự sinh sôi để xâm nhập tế bào vật chủ. Mặc dù nhiều đột biến không có ảnh hưởng tới virus nhưng một số đột biến có thể giúp chúng sinh sản nhanh hơn, lan nhanh hơn. 

Một nhóm virus có đột biến sẽ rất khác so với virus gốc hoặc các nhóm virus được xếp là biến thể.
Các virus RNA, trong đó có virus Corona, có tốc độ đột biến nhanh và sẽ không có gì ngạc nhiên nếu một biến thể xuất hiện có đặc tính lây lan nhanh hơn Delta và có độc lực mạnh hơn.

Ông Jeffrey Joy, Trợ lý giáo sư tại Đại học British Columbia, nhận định: "Nhiều người giả định rằng quá trình tiến hóa sẽ tạo ra một loại virus ít nguy hiểm hơn với vật chủ. Điều này không đúng. Virus giảm độc lực hay tăng độc lực tùy thuộc vào tương tác phức tạp giữa một loạt nhân tố khác nhau”.

Các nhân tố này gồm thời gian nhiễm virus, khả năng lây lan và tổn hại mà virus gây ra. Kết quả tương tác giữa các nhân tố này sẽ xác định phương hướng phát triển của độc lực. Nó có thể đi theo hai hướng, tức là ít độc lực hơn hoặc độc lực mạnh hơn, hoặc vẫn như cũ”.

Biến thể Omicron có 32 đột biến ở protein gai. Các nhà khoa học đang khẩn trương tìm hiểu hiệu quả của vaccine hiện tại với Omicron.

Hiểu rõ đặc tính sinh học của Omicron sẽ cần thời gian nhưng kết quả sẽ cho ta biết biến thể này có thể thay đổi diễn biến đại dịch COVID-19 ra sao. Biến thể lây lan hơn có thể sẽ nguy hiểm hơn biến thể chỉ né tránh một phần hệ miễn dịch.


Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Kathmandu, Nepal ngày 14/11/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Một trong những kịch bản tệ nhất là Omicron sẽ thay thế Delta, trở thành chủng hoành hành phổ biến và con người có miễn dịch thấp hơn, khiến phản ứng chống dịch bệnh toàn cầu chệch hướng.

Mặc khác, Omicron có thể đi theo hướng của Beta - một biến thể gây quan ngại, gây bệnh nặng hơn, né tránh miễn dịch tốt hơn, nhưng lại không thể lây lan với tần suất cao ở hầu hết khu vực và sẽ lụi tàn dần dần.

Có điều chắc chắn là Omicron sẽ không phải là biến thể cuối cùng và chúng ta có thể chứng kiến nhiều biến thể nguy hiểm hơn, dễ lây lan hơn cả Delta.

Dù có biến thể dễ lây hơn Delta, gây nhiều ca tử vong và bệnh nặng hơn, nhưng vẫn có lý do để hy vọng kiềm chế được đại dịch này. Tiêm chủng sẽ giúp giảm rủi ro bệnh nặng. Các nhà sản xuất vaccine đang nghiên cứu xem có cần cập nhật vaccine hiện có hay không.

Trên 42,7% dân số thế giới đã tiêm chủng đầy đủ nhưng chủ yếu là ở nước giàu. Châu Phi, nơi Omicron lần đầu xuất hiện, mới tiêm đầy đủ cho chưa đầy 8% dân số.

Các chuyên gia khẳng định không thể loại trừ virus này, cho dù với tỷ lệ tiêm chủng cao, vì virus có thể tiếp tục tiến hóa và lây lan. Kết quả dễ xảy ra nhất là virus sẽ trở thành virus tương tự cúm mùa.

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

ASEAN tăng cường hợp tác về sở hữu trí tuệ

Ngày 22/4, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức cuộc họp lần thứ 72 Nhóm Công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 72) và các sự kiện bên lề. Hoạt động nhằm thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên ASEAN trong hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ.

Tương lai không còn ''ô nhiễm trắng''

"Ngay trong ngôi nhà của mình, bạn có thể thấy rất nhiều thứ, từ vỏ bọc thực phẩm, chậu hoa cho đến các loại dụng cụ, đều bằng nhựa. Nhựa sẽ đi đâu sau khi không được sử dụng nữa? Chúng không bị phân hủy. Kể cả khi được chôn lấp, nhựa vẫn tồn tại hàng trăm năm và các hạt vi nhựa sẽ làm ô nhiễm hệ sinh thái xung quanh".

Tổng tham mưu trưởng IDF phê duyệt kế hoạch tiếp tục chiến dịch ở Gaza

Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), Trung tướng Herzi Halevi đã phê duyệt các kế hoạch tiếp tục cuộc chiến chống lực lượng Hamas ở Dải Gaza.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục