Dịch COVID-19 kéo dài gần 2 năm qua đã tác động tiêu cực đến hệ thống y tế toàn cầu, ảnh hưởng đến hoạt động khám chữa bệnh tại tất cả các cơ sở y tế cũng như việc tiến hành nghiên cứu, thử nghiệm phương pháp điều trị các loại bệnh, đặc biệt là bệnh ung thư.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Cambridge, Anh. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo một báo cáo do Viện nghiên cứu ung thư (ICR) tại London thực hiện và công bố mới đây, số bệnh nhân tham gia thử nghiệm các phương pháp điều trị các loại bệnh ung thư tại Anh đã giảm tới 60% trong năm 2020. Nguyên nhân là do đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến các vấn đề về ngân sách, nguồn nhân lực và khả năng tiếp cận các dịch vụ khám chữa bệnh của bệnh nhân.
Cụ thể, tính đến tháng 4/2021, số người tham gia các cuộc thử nghiệm liên quan phương pháp điều trị bệnh ung thư tại England đã giảm còn 27.734 người, thấp hơn hẳn cho với con số trung bình 67.057 người ghi nhận 3 năm trước đó. Nhìn chung, số bệnh nhân tham gia các cuộc thử nghiệm phương pháp điều trị ung thư các loại đều giảm, ngoại trừ ung thư não và xạ trị.
So với các bệnh nhân khác, bệnh nhân ung thư đặc biệt bị ảnh hưởng của COVID-19 khi gần 1/6 số bệnh nhân ung thư phụ thuộc vào các cuộc thử nghiệm phương pháp điều trị. Thực tế này càng làm gia tăng gánh nặng lên hệ thống y tế Anh hiện ghi nhận có hơn 2 triệu bệnh nhân trong danh sách chờ xạ trị.
Nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các cuộc thử nghiệm, Giáo sư Nick James thuộc ICR, chuyên nghiên cứu về ung thư tuyến tiền liệt và bàng quang, khẳng định các cuộc thử nghiệm là cách tốt nhất và duy nhất để giúp phát triển các phương pháp điều trị hiệu quả tận dụng sự tiến bộ của khoa học. Theo ông, việc số người tham gia các cuộc thử nghiệm giảm mạnh trong thời kỳ dịch bệnh đã làm chậm quá trình chữa trị và cướp mất cơ hội của người bệnh ung thư.
Trong khi đó, ngay cả trước khi xảy ra đại dịch, việc tuyển người tham gia các cuộc thử nghiệm cũng đã gặp nhiều rào cản khác nhau như nguồn ngân sách cấp cho nghiên cứu lâm sàng giữa các bệnh viện ở các địa phương không đồng đều,...
Thông qua báo cáo này, ICR cho rằng tất cả các bệnh viện của Anh cần được bổ sung đội ngũ chuyên gia, y, bác sĩ chuyên môn cao trong tất cả các lĩnh vực nghiên cứu và phát triển các liệu pháp điều trị, bệnh học, X quang,... Cùng với đó, ICR kêu gọi cần dành thêm nhiều thời gian để các bác sĩ ung thư tập trung nghiên cứu và tác nghiệp.
Giáo sư James cho rằng cần rút ra bài học từ dịch COVID-19, trong đó có việc xem lại các yêu cầu thủ tục và quy định trong việc tổ chức các thử nghiệm lâm sàng, nhằm tạo điều kiện phát triển phương pháp điều trị ung thư hiệu quả mới.
Theo Baotintuc
Đại sứ quán Nga tại Mỹ cho biết các biện pháp đáp trả của Washington liên quan Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược Mới (New START) sẽ không làm thay đổi quan điểm của Moskva.
Theo phóng viên TTVXN tại Buenos Aires, trong các ngày từ 31/5-2/6, Ủy ban Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Argentina (ACBA) đã có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Entre Ríos với mục đích thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư giữa hai bên.
Theo hãng tin AFP, các cuộc pháo kích đã khiến 18 dân thường thiệt mạng tại một khu chợ ở thủ đô Khartoum của Sudan trong bối cảnh giao tranh giữa quân đội nước này với Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) bán quân sự đối địch không có dấu hiệu hạ nhiệt.
Ngày 1/6, Australia đã chính thức bước vào mùa Đông trong khi nước này đang phải đối mặt với tình trạng gia tăng số ca mắc COVID-19.
Ngày 31/5, Phó Thủ tướng Moldova Nicu Popescu cho rằng Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Chính trị châu Âu (EPC) lần thứ 2 sẽ là cơ hội để thể hiện Moldova sẵn sàng gia nhập Liên minh châu Âu (EU).
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, ngày 31/5, Quốc hội Latvia đã bầu Ngoại trưởng Edgar Rinkevics làm tổng thống mới ở quốc gia Baltic 1,9 triệu dân này.