Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hoan nghênh việc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) lập Quỹ tín thác Khả năng phục hồi và bền vững (RST), một công cụ mới để hỗ trợ các nước thu nhập thấp và trung bình ứng phó những thách thức dài hạn. Trong bối cảnh các thể chế tài chính cảnh báo về một "gánh nợ khổng lồ" đè nặng lên vai các nước, nhất là các nước nghèo, việc thành lập các quỹ khẩn cấp giúp các quốc gia đang đối mặt những khó khăn chồng chất được coi là hành động kịp thời.


Trụ sở IMF tại Washington, Mỹ. (Ảnh: Reuters)

Ban điều hành IMF đã thông qua quyết định lập RST, có hiệu lực từ ngày 1/5 tới, với mục tiêu huy động ít nhất 45 tỷ USD cho quỹ này. Tổng Giám đốc IMF, bà Kristalina Georgieva cho biết, RST sẽ bổ trợ tác động của khoản tiền 650 tỷ USD được IMF phân bổ cho Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) vào năm 2021, theo đó cho phép những nước giàu hơn chuyển các quỹ dự phòng khẩn cấp cho những nước dễ bị tổn thương giải quyết những thách thức dài hạn có nguy cơ gây bất ổn kinh tế đất nước.

Ðây được cho là quyết định lịch sử thể hiện tinh thần của chủ nghĩa đa phương, qua đó các nước có thể cùng hợp tác để đem lại lợi ích cho tất cả. Ông Stephane Dujarric, người phát ngôn của Tổng Thư ký Liên hợp quốc cho biết, Tổng Thư ký hoan nghênh IMF đã thông qua RST mới, một công cụ giúp tạo triển vọng lâu dài và giúp các nước đang phát triển, các nước có thu nhập trung bình trong việc ứng phó các vấn đề như biến đổi khí hậu và đại dịch Covid-19, trong khi củng cố khả năng chống chọi với các cú sốc trong tương lai. Theo người đứng đầu Liên hợp quốc, triển vọng lâu dài là cần thiết, không những giúp giải quyết các cuộc khủng hoảng hiện tại mà còn duy trì hy vọng đạt các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG).

Những tác động của cuộc xung đột Nga-Ukraine và diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 khiến Ngân hàng Thế giới (WB) dự kiến hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm nay từ mức 4,1% xuống còn 3,2%. Trước cuộc họp mùa xuân của IMF và WB, Chủ tịch WB David Malpass cho biết, khu vực dự kiến sẽ bị hạ tăng trưởng nhiều nhất là châu Âu và Trung Á.

Ngoài ra, dự báo tăng trưởng ở các nền kinh tế phát triển và đang phát triển cũng bị cắt giảm do giá năng lượng và thực phẩm tăng cao. Số nợ khổng lồ và lạm phát là hai vấn đề lớn mà tăng trưởng toàn cầu phải đối mặt. Trong vấn đề này, nhà lãnh đạo WB đặc biệt quan ngại về việc các nước đang phát triển phải đối mặt tình trạng giá năng lượng, phân bón và thực phẩm tăng đột ngột. Các nước nghèo phải gánh chịu với số lượng nợ lớn, với 60% số nước thu nhập thấp rơi vào tình trạng nợ nần hoặc có rủi ro cao.

Ðể đối phó những căng thẳng kinh tế gia tăng, WB cho biết sẽ đề xuất xây dựng một quỹ viện trợ khẩn cấp trị giá 170 tỷ USD để hỗ trợ các nước nghèo nhất đang bị "bão chồng bão" bởi một lúc chịu tác động từ nhiều cuộc khủng hoảng khác nhau. Quỹ này sẽ kéo dài 15 tháng đến hết tháng 6/2023, với khoảng 50 tỷ USD mà WB đặt mục tiêu huy động trong ba tháng tới. Quỹ khẩn cấp sẽ tiếp tục "nhiệm vụ" vốn được triển khai trong đại dịch Covid-19 và hỗ trợ các nước đối phó lạm phát gia tăng cũng như căng thẳng tài chính nghiêm trọng do nợ tăng cao.

Tình trạng nợ tích lũy của các doanh nghiệp và cá nhân trên toàn thế giới được cảnh báo có thể kìm hãm quá trình phục hồi kinh tế của các nước. Trong báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới, IMF nhấn mạnh, gánh nặng nợ có thể khiến tăng trưởng ở các nước phát triển giảm 0,9% và ở các thị trường mới nổi giảm 1,3% trong ba năm tới.

Các hộ gia đình bị hạn chế về tài chính và các doanh nghiệp dễ bị tổn thương, vốn đã tăng lên về số lượng trong đại dịch, dự kiến sẽ cắt giảm chi tiêu nhiều hơn. Ðể tránh làm trầm trọng thêm các vấn đề này, IMF khuyến cáo các chính phủ nên điều chỉnh tốc độ chấm dứt các chương trình viện trợ và chi tiêu. Khi sự phục hồi đang diễn ra thuận lợi và bảng cân đối kế toán đang ở trạng thái tốt, các chương trình hỗ trợ tài khóa có thể cắt giảm nhanh hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho công việc của các ngân hàng trung ương.

Ðối với các lĩnh vực đang gặp khó khăn, chính phủ các nước có thể viện trợ để ngăn nguy cơ phá sản, hoặc cung cấp các động lực để tái cấu trúc, thay vì giải thể doanh nghiệp. Khuyến nghị này được đưa ra trong bối cảnh chính phủ nhiều nước đã triển khai các biện pháp đặc biệt để hỗ trợ nền kinh tế, bao gồm áp dụng các biện pháp cho phép hoãn trả nợ hoặc cung cấp các khoản vay quy mô lớn. Tuy nhiên, các chương trình này đã dẫn đến mức nợ cao hơn ở một số lĩnh vực.

Gánh nặng nợ nần khiến nhiều quốc gia vốn đã chịu những khó khăn do đại dịch và xung đột gây ra, nay càng dễ bị tổn thương. Công cụ hỗ trợ mà các thể chế tài chính lớn đưa ra được hy vọng sẽ là "liều thuốc giảm đau", giúp vực dậy các nền kinh tế dễ bị tổn thương.

                         Theo TTXVN

Các tin khác


Nga: Nước lũ dâng nhanh, trên 125.000 người phải sơ tán

Ngày 16/4, giới chức Nga cho biết mực nước trên các con sông ở khu vực giao giữa dãy núi Ural và Tây Nam Siberia của nước này tiếp tục dâng nhanh, khiến hàng trăm ngôi nhà chìm trong biển nước, người dân rơi vào cảnh mất điện và phải sơ tán khẩn cấp.

Ai Cập kêu gọi tăng cường viện trợ cho phía Bắc Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 15/4, Bộ trưởng Ngoại giao Ai Cập Sameh Shoukry đã kêu gọi tăng cường viện trợ cho Dải Gaza, đặc biệt là ở phía Bắc, trong cuộc họp tại Cairo với Điều phối viên cấp cao về nhân đạo và tái thiết tại Dải Gaza của Liên hợp quốc (LHQ), bà Sigrid Kaag.

Sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống

Trong phiên giao dịch sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống, bất chấp mối lo ngại sau cuộc tấn công trả đũa của Iran nhằm vào Israel.

Liên hợp quốc tìm cách tháo ngòi “thùng thuốc súng”Trung Đông

Theo phóng viên TTXVN tại New York, chiều 14/4 (giờ địa phương), Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã tổ chức phiên họp khẩn về tình hình Trung Đông, trọng tâm là vụ Iran tấn công trả đũa Israel hôm 13/3.

Hệ thống phòng không Israel căng mình chống tên lửa, máy bay không người lái Iran

Tối 13/4, Iran đã phóng loạt tên lửa và máy bay không người lái hướng đến lãnh thổ Israel.

Hàng không Mỹ đề xuất hạn chế cấp phép cho các chuyến bay từ Trung Quốc

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, các hãng hàng không lớn của Mỹ và một số nghiệp đoàn đang yêu cầu chính quyền Tổng thống Joe Biden ngừng phê duyệt thêm chuyến bay giữa Mỹ và Trung Quốc do chính sách "chống cạnh tranh” mà Trung Quốc áp đặt lên các hãng hàng không Mỹ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục