Năm ngoái, Belarus đã đưa người tị nạn từ Trung Đông đến biên giới Ba Lan. Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki mới đây cho rằng đó là dấu hiệu đầu tiên của cuộc xung đột ở Ukraine.

Chú thích ảnh

Một người lính biên phòng Ba Lan tuần tra trước bức tường mới hoàn thành ngày 29/6/2022. Ảnh: AP

Hãng tin AP ngày 2/7 đưa tin, bức tường thép xây dựng ở biên giới giữa Ba Lan và Belarus đã hoàn thành. Bức tường cao 5,5 m dài 186 km.

Mục đích của bức tường là ngăn người di cư từ Belarus vào Ba Lan bất hợp pháp. Ba Lan bắt đầu xây dựng bức tường vào năm 2021 sau khi Belarus đưa người di cư từ các nước Trung Đông đến biên giới với các nước Baltic và Ba Lan.

Belarus trước đây chưa bao giờ là một tuyến đường di cư quan trọng vào EU - cho đến khi Tổng thống nước này Alexander Lukashenko bắt đầu khuyến khích những người xin tị nạn ở Trung Đông đến Minsk. Ngay sau đó, người di cư từ Syria, Iraq, Yemen, Afghanistan và các nước châu Phi đã đổ xô đến rìa phía Đông của EU, từ đó vào Ba Lan và các nước láng giềng Litva và Latvia.

Mùa Thu năm ngoái, Ba Lan và EU cáo buộc Belarus về một "cuộc chiến tranh hỗn hợp", trong đó người di cư đóng vai trò như một công cụ. Giờ đây, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki tuyên bố rằng nhà lãnh đạo Belarus Alexander Lukashenko đã thử phản ứng ở các biên giới phía Đông của EU với sự giúp đỡ của những người di cư Trung Đông. Theo ông Morawiecki, đó là động thái nhằm chuẩn bị cho cuộc xung đột ở Ukraine.

Phát biểu tại buổi lễ khánh thành bức tường ở thị trấn biên giới Kuznica, ông Morawiecki nói: "Dấu hiệu đầu tiên của cuộc xung đột ở Ukraine là việc đưa người di cư đến biên giới Ba Lan".

Chính phủ Ba Lan cũng mô tả bức tường như một phần nhằm ngăn chặn Nga và trong khi Ba Lan mở cửa đón hàng triệu người Ukraine di tản do xung đột với Moskva, nước này cũng đồng thời tiến hành xây dựng bức tường ở biên giới phía Bắc với Belarus. Đã có khoảng 2 triệu người Ukraine đã đến Ba Lan trong tháng đầu tiên của cuộc xung đột, nhiều hơn dân số của thủ đô Warsaw.

Tuy nhiên, các tổ chức nhân quyền đã cáo buộc Ba Lan có "tiêu chuẩn kép". Trong khi người sơ tán Ukraine được chào đón với vòng tay rộng mở, những người chạy trốn khỏi cuộc xung đột từ nơi khác đã phải đối mặt với sự đối xử ngược đãi.

                                                                       Theo báo Tin tức

Các tin khác


Nga: Nước lũ dâng nhanh, trên 125.000 người phải sơ tán

Ngày 16/4, giới chức Nga cho biết mực nước trên các con sông ở khu vực giao giữa dãy núi Ural và Tây Nam Siberia của nước này tiếp tục dâng nhanh, khiến hàng trăm ngôi nhà chìm trong biển nước, người dân rơi vào cảnh mất điện và phải sơ tán khẩn cấp.

Ai Cập kêu gọi tăng cường viện trợ cho phía Bắc Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 15/4, Bộ trưởng Ngoại giao Ai Cập Sameh Shoukry đã kêu gọi tăng cường viện trợ cho Dải Gaza, đặc biệt là ở phía Bắc, trong cuộc họp tại Cairo với Điều phối viên cấp cao về nhân đạo và tái thiết tại Dải Gaza của Liên hợp quốc (LHQ), bà Sigrid Kaag.

Sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống

Trong phiên giao dịch sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống, bất chấp mối lo ngại sau cuộc tấn công trả đũa của Iran nhằm vào Israel.

Liên hợp quốc tìm cách tháo ngòi “thùng thuốc súng”Trung Đông

Theo phóng viên TTXVN tại New York, chiều 14/4 (giờ địa phương), Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã tổ chức phiên họp khẩn về tình hình Trung Đông, trọng tâm là vụ Iran tấn công trả đũa Israel hôm 13/3.

Hệ thống phòng không Israel căng mình chống tên lửa, máy bay không người lái Iran

Tối 13/4, Iran đã phóng loạt tên lửa và máy bay không người lái hướng đến lãnh thổ Israel.

Hàng không Mỹ đề xuất hạn chế cấp phép cho các chuyến bay từ Trung Quốc

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, các hãng hàng không lớn của Mỹ và một số nghiệp đoàn đang yêu cầu chính quyền Tổng thống Joe Biden ngừng phê duyệt thêm chuyến bay giữa Mỹ và Trung Quốc do chính sách "chống cạnh tranh” mà Trung Quốc áp đặt lên các hãng hàng không Mỹ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục