Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu đã chỉ trích Phần Lan và Thụy Điển vì cho phép "tuyên truyền khủng bố" khi hai nước đang chờ Ankara đồng ý gia nhập NATO.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu và Tổng thống Recep Tayyip Erdogan tại Hội nghị thượng đỉnh NATO tổ chức ở Madrid, Tây Ban Nha vào tháng 6/2022. Ảnh: DW
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu hôm 27/7 cho biết Thụy Điển vẫn chưa dẫn độ nghi phạm mà Thổ Nhĩ Kỳ yêu cầu với các cáo buộc liên quan đến khủng bố.
"Họ phải hoàn thành trách nhiệm của mình, nếu không chúng tôi sẽ chặn các hồ sơ gia nhập NATO", ông Cavusoglu nói, lưu ý rằng "hoạt động tuyên truyền khủng bố ở Thụy Điển và Phần Lan vẫn tiếp tục".
Thụy Điển và Phần Lan đã nộp đơn xin gia nhập NATO sau khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra, nhưng vấp phải sự phản đối của Thổ Nhĩ Kỳ vì cho rằng các nước Bắc Âu đang hỗ trợ "chủ nghĩa khủng bố". Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã cáo buộc họ là nơi trú ẩn của các chiến binh người Kurd.
Ankara đã rút lại sự phản đối của mình vào tháng 6 sau khi các nước Bắc Âu cam kết "giải quyết nhanh chóng các yêu cầu trục xuất hoặc dẫn độ theo đề nghị của Thổ Nhĩ Kỳ đối với các nghi phạm khủng bố".
Ông Cavusolgu cho biết thỏa thuận với Phần Lan và Thụy Điển hiện đang được Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ theo dõi. "Nếu các nghĩa vụ được hoàn thành, nó sẽ được chuyển cho tổng thống và ông ấy sẽ gửi nó đến Quốc hội. Tất nhiên, Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ sẽ quyết định, nhưng chúng tôi vẫn chưa nhận được bất kỳ kết quả nào lúc này", ông Cavusolgu nêu rõ.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan cho biết Thụy Điển đã cam kết dẫn độ 73 "kẻ khủng bố" bị chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ truy nã như một phần của thỏa thuận. Tuần trước, ông Erdogan tuyên bố nếu các quốc gia Bắc Âu gây cản trở, Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ sẽ vẫn bảo lưu quan điểm không phê chuẩn thỏa thuận.
Trong khi đó, hai nước Bắc Âu trên cho biết quy trình pháp lý sẽ được tuân thủ. Bộ trưởng Tư pháp Thụy Điển Morgan Johannsson nói rằng nước này sẽ tuân theo luật pháp quốc tế và trong nước liên quan đến việc đánh giá các yêu cầu dẫn độ và sẽ không dẫn độ công dân Thụy Điển.
Về phần mình, Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto nhấn mạnh rằng Helsinki cũng sẽ thực hiện đúng vấn đề pháp quyền khi nói đến dẫn độ.
Theo Báo Tin tức
Ngày 26/7, các nước thành viên của Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được thỏa thuận về cắt giảm 15% lượng khí đốt tiêu thụ và giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt của Nga.
Làn sóng dịch COVID-19 mới do biến thể phụ BA.4 và BA.5 của Omicron gây ra đang quét qua hơn 110 quốc gia với số ca nhiễm mới liên tục tăng kỷ lục.
Thực trạng thiếu dữ liệu đang cản trở nỗ lực dự đoán hướng bùng phát bệnh đậu mùa khỉ tại Mỹ.
Đồng USD mạnh lên bất thường đã khiến nhiều đồng nội tệ ở Mỹ Latinh mất giá, gây ra những hậu quả tất yếu đối với nền tài chính công và đời sống kinh tế của các nước trong khu vực.
Israel có thể giúp đáp ứng nhu cầu khí đốt của EU từ trữ lượng ngoài khơi ước tính gần 1.000 tỷ mét khối.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen ngày 24/7 khẳng định, đà tăng trưởng kinh tế của nước này đang chậm lại và thừa nhận có nguy cơ suy thoái, nhưng đồng thời nhấn mạnh rằng tình trạng suy thoái chưa chắc sẽ xảy ra.