Các kế hoạch mới đây của Chính phủ Na Uy nhằm bảo vệ người tiêu dùng trong nước bằng cách hạn chế xuất khẩu điện đã bị các chính phủ Bắc Âu và các nhà điều hành lưới điện khu vực chỉ trích.


Châu Âu vật lộn với khủng hoảng năng lượng. Ảnh: Reuters

Thủy điện của Na Uy là có vai trò quan trọng đối với thị trường điện trong khu vực. Tuy nhiên, bất chấp luật hiện hành nhằm chuẩn bị cho các nước châu Âu đối phó với các cuộc khủng hoảng năng lượng, Na Uy không bị chi phối bởi những quy định của EU.

Na Uy, nước xuất khẩu điện chủ chốt sang EU, đang xem xét giảm công suất kết nối điện sau khi mùa Hè khô hạn ảnh hưởng đến sản xuất điện dựa vào thủy điện của nước này.

Thông báo của Oslo đã vấp phải sự chỉ trích của các nhà điều hành hệ thống truyền tải (TSO), phụ trách vận tải năng lượng ở Thụy Điển, Đan Mạch và Phần Lan.

"Trong khi chúng tôi [hiểu] sự cần thiết phải đảm bảo an ninh nguồn cung, chúng tôi đồng thời lo ngại sâu sắc rằng việc giảm công suất được đề xuất dường như không quan tâm đến lợi ích của việc giữ cho biên giới mở và không đảm bảo an ninh điện theo cách hiệu quả nhất”, TSO cho biết trong một tuyên bố chung.

Teppo Säkkinen, cố vấn về Chính sách Công nghiệp và Khí hậu tại Phòng Thương mại Phần Lan, cho biết nếu Na Uy hạn chế xuất khẩu điện, điều đó sẽ gây tổn hại đến an ninh năng lượng ở Bắc Âu và làm suy giảm lòng tin trên thị trường.

Ông Säkkinen nói: "Châu Âu đang phải đối mặt với một mùa Đông khó khăn và các quốc gia nên hợp tác cùng nhau để vượt qua nó, chứ không phải xây dựng các biện pháp can thiệp thị trường theo chủ nghĩa bảo hộ". TSO của Phần Lan cũng cảnh báo rằng người tiêu dùng nước này nên chuẩn bị cho việc cắt điện do thiếu điện.

Trong khi đó, TSO của Thụy Điển lưu ý rằng, mặc dù rủi ro mất điện "là rất nhỏ", nhưng nó "có khả năng cao hơn vào mùa Đông tới do tình hình hiện tại trên thị trường năng lượng".

Theo luật năm 2019, các nước EU sẽ ngăn chặn những gián đoạn như vậy trong kế hoạch sẵn sàng ứng phó với rủi ro. Chúng bao gồm việc phác thảo các lỗ hổng và các biện pháp thực hiện nếu có sự cố.

Mặc dù các lỗ hổng được đề cập bao gồm ảnh hưởng của bão, thời tiết lạnh và rủi ro chính trị liên quan đến Nga, Đan Mạch, Phần Lan và Thụy Điển đều bỏ qua kế hoạch giảm nhập khẩu từ Na Uy.

Thật vậy, kế hoạch của Đan Mạch đã nhấn mạnh sự liên minh giữa các nước Bắc Âu trong chương trình đảm bảo nguồn điện của mình. Nước này trích dẫn một diễn đàn được thành lập bởi TSO của Đan Mạch, Phần Lan, Iceland, Na Uy và Thụy Điển vào năm 2004, trong đó "ưu tiên và đảm bảo hợp tác chuẩn bị sẵn sàng cho trường hợp khẩn cấp của Bắc Âu liên quan đến ngành điện”.

Mặc dù Na Uy không phải là thành viên của EU, nhưng nước này vẫn tham gia và thực hiện các quy tắc của thị trường chung EU thông qua hiệp định Khu vực Kinh tế châu Âu (EEA).

"Na Uy là thành viên của EEA và áp dụng luật năng lượng của EU. Trong khi luật của EU cho phép các cách bảo vệ dung tích hồ chứa nhiều năm, bất kỳ quyết định nào (như đề xuất của Na Uy) không thể được phép dẫn đến đóng cửa biên giới để hạn chế trao đổi điện trong thị trường điện nội bộ”, một người phát ngôn của Ủy ban châu Âu nói.

Trong khi đó, Cơ quan Tài nguyên nước và Năng lượng của Na Uy đã kết luận đầu tuần trước rằng việc hạn chế xuất khẩu điện có thể xảy ra để bảo vệ an ninh năng lượng của nước này".

Tạo tiền lệ nguy hiểm?

Tuy nhiên, TSO của Phần Lan, Thụy Điển và Đan Mạch cảnh báo rằng động thái như vậy sẽ tạo ra tiền lệ nguy hiểm.

"Nếu các hạn chế xuất khẩu được cho phép theo quy định hiện hành về điện của châu Âu, chúng tôi lo ngại rằng bước đi như vậy có thể truyền cảm hứng cho các quốc gia khác xem xét các hạn chế tương tự và do đó gây ra tác động tiêu cực lớn hơn đối với cả thị trường điện Bắc Âu và châu Âu", TSO của Đan Mạch, Thụy Điển và Phần Lan cảnh báo.

Nếu Na Uy thực hiện kế hoạch của họ, cơ quan thực thi hiệp định EEA (ESA) có thể mở cuộc điều tra về hành vi vi phạm tiềm tàng và đưa vụ việc ra tòa án được thành lập cho các quốc gia thuộc Hiệp hội Thương mại Tự do châu Âu (EFTA), trong đó có Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sĩ.

Hiện tại, cơ quan trên cho biết họ không thể đưa ra quan điểm vì Oslo vẫn chưa trình bày chi tiết kế hoạch. Tuy nhiên, họ nêu rõ sẽ "theo dõi chặt chẽ các diễn biến ở Na Uy để đảm bảo tính tương thích của các biện pháp có thể được thực hiện với Thỏa thuận EEA”.

Theo Báo Tin tức

Các tin khác


G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

ASEAN tăng cường hợp tác về sở hữu trí tuệ

Ngày 22/4, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức cuộc họp lần thứ 72 Nhóm Công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 72) và các sự kiện bên lề. Hoạt động nhằm thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên ASEAN trong hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ.

Tương lai không còn ''ô nhiễm trắng''

"Ngay trong ngôi nhà của mình, bạn có thể thấy rất nhiều thứ, từ vỏ bọc thực phẩm, chậu hoa cho đến các loại dụng cụ, đều bằng nhựa. Nhựa sẽ đi đâu sau khi không được sử dụng nữa? Chúng không bị phân hủy. Kể cả khi được chôn lấp, nhựa vẫn tồn tại hàng trăm năm và các hạt vi nhựa sẽ làm ô nhiễm hệ sinh thái xung quanh".

Tổng tham mưu trưởng IDF phê duyệt kế hoạch tiếp tục chiến dịch ở Gaza

Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), Trung tướng Herzi Halevi đã phê duyệt các kế hoạch tiếp tục cuộc chiến chống lực lượng Hamas ở Dải Gaza.

Nổ súng vào đám đông dự tiệc ở Mỹ, ít nhất 2 người thiệt mạng

Ít nhất 2 người đã thiệt mạng và 6 người khác bị thương trong vụ nổ súng tại một bữa tiệc đường phố ở thành phố Memphis, bang Tennessee của Mỹ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục