Lệnh trừng phạt của phương Tây giáng lên các ngân hàng của Nga đang gây khó khăn cho việc thanh toán dầu nhập khẩu giữa Moskva và New Delhi.
Đồng rupee của Ấn Độ . Ảnh: REUTERS/TTXVN
Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine hồi tháng 2/2022. Động thái này khiến phương Tây áp đặt nhiều lệnh trừng phạt lên Nga. Các ngân hàng Nga đã bị đẩy ra khỏi Hiệp hội viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), một hệ thống thanh toán quốc tế. Vai trò trung tâm của SWIFT trong lĩnh vực ngân hàng quốc tế thường được so sánh với Gmail trong lĩnh vực thư điện tử. Bên cạnh đó, một nửa trong 640 tỷ USD dự trữ ngoại hối của Nga đã bị đóng băng. Những điều này buộc Nga phải tìm biện pháp thay thế để sử dụng trong giao dịch quốc tế.
Trong năm qua, các nhà nhập khẩu Ấn Độ đã dùng đồng nội tệ rupee để chi trả cho dầu mỏ và nhiều hàng hóa nhập khẩu từ Nga. Theo dữ liệu của công ty dữ liệu Vortexa (Anh), trong tháng 4 vừa qua, Ấn Độ đã nhập khẩu lượng dầu kỷ lục từ Nga. Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ cho biết, trong 11 tháng của tài khóa 2022-2023, nước này nhập khẩu số hàng hóa trị giá gần 41,5 tỷ USD từ Nga trong khi xuất khẩu sang Nga số hàng hóa trị giá 2,8 tỷ USD.
Các công ty dầu mỏ và ngân hàng Nga đang là chủ của hàng tỷ rupee trong tài khoản tại các ngân hàng Ấn Độ. Nhưng đây là "núi tiền” họ gặp khó khăn để sử dụng. Những hạn chế hiện tại khiến các thực thể Nga gặp khó khăn trong việc đưa đồng rupee về nước.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov gần đây đã đề cập đến vấn đề này khi dự cuộc họp của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) tại Ấn Độ từ ngày 27-28/4. Hãng tin Bloomberg (Mỹ) dẫn lời ông Lavrov nói: "Chúng ta cần sử dụng số tiền này. Nhưng rupee cần phải được đổi thành tiền tệ khác và điều này đang được thảo luận”.
Một giàn khoan dầu tại Almetyevsk, Nga. Ảnh: TASS/TTXVN
DW cho biết ngoài rupee, đồng dirham của Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và nhân dân tệ của Trung Quốc được coi là lựa chọn tiềm năng để ổn định thương mại giữa Ấn Độ và Nga.
Chuyên gia Nandan Unnikrishnan tại Observer Research Foundation (ORF) ở New Delhi phân tích: "Nga muốn một đồng tiền có thể sử dụng để mua hàng hóa cần thiết cho kinh tế nước này. Câu hỏi là đồng tiền nào”.
Ông Unnikrishnan nhấn mạnh rằng Ấn Độ và Nga vẫn có thể tìm giải pháp thay thế như đầu tư rupee vào doanh nghiệp liên doanh sản xuất hàng hóa được sử dụng tại Nga hoặc xuất khẩu đến những nơi khác của thế giới.
Ông kết luận: "Có nhiều cách để triển khai số tiền và cả hai phía phải thể hiện ý chí chính trị để đạt được thỏa thuận đó”.
Theo Báo Tin tức
Theo kết quả kiểm phiếu sơ bộ cuộc tổng tuyển cử bầu 500 hạ nghị sỹ tại Hạ viện Thái Lan, đảng Tiến bước đang đứng vị trí thứ nhất trong số 70 chính đảng đăng ký tranh cử.
Các nghị sĩ đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa vẫn chưa đạt thỏa thuận về nâng trần nợ công nhằm ngăn chặn nguy cơ Chính phủ Mỹ rơi vào cảnh "đóng cửa". Nếu xảy ra, tình trạng "vỡ nợ" có thể đẩy nền kinh tế Mỹ vào suy thoái sâu, gây mất ổn định hệ thống tài chính toàn cầu.
Nhiều quốc gia đã lựa chọn đồng nhân dân tệ trong giao dịch và thương mại. Nga, Iran, Brazil, Argentina cùng Bangladesh là những nước tiên phong trong diễn biến này.
Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương cảnh báo rằng "rủi ro” thực sự mà châu Âu phải đối mặt không phải Bắc Kinh, mà đến từ "một quốc gia nào đó” đang tiến hành một "cuộc chiến tranh lạnh mới”.
Nhà Trắng cho biết Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ lên đường đến thành phố Hiroshima của Nhật Bản vào ngày 17/5 để dự hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7).
Xung đột Nga- Ukraine và lũ lụt ở Pakistan đã góp phần đẩy số người phải di tản nội địa trên toàn thế giới lên mức cao nhất mọi thời đại là 71,1 triệu người vào năm 2022.