Ngày 19/5, tiến trình đàm phán về trần nợ công của Chính phủ Mỹ đã rơi vào bế tắc sau khi Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy đổ lỗi cho Nhà Trắng không có động thái cắt giảm chi tiêu.
Diễn biến này được đánh giá là sự đảo ngược so với quan điểm lạc quan được các nhà lãnh đạo chính quyền và Quốc hội Mỹ đưa ra trước đó.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy phát biểu về vấn đề trần nợ tại Đồi Capitol ở Washington DC., ngày 17/5/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, phát biểu ngay sau khi các nhà đàm phán do bản thân lựa chọn đột ngột rời khỏi cuộc gặp với các quan chức Nhà Trắng, Chủ tịch Hạ viện thuộc phe Cộng hòa Kevin McCarthy tuyên bố: "Chúng tôi cần có những chuyển động từ Nhà Trắng và chúng tôi không thấy bất kỳ động thái nào… Vì vậy, chúng tôi phải buộc tạm ngừng (đàm phán)”.
Hạ nghị sĩ Garret Graves - người đứng đầu nhóm đàm phán của phe Cộng hòa tại Hạ viện Mỹ - đã rời cuộc họp và khẳng định tiến trình thương lượng đã diễn ra một cách "không có hiệu quả”.
Trong khi đó, Nhà Trắng cùng ngày thừa nhận nhiều bất đồng lớn vẫn tồn tại giữa các nghị sĩ của đảng Cộng hòa với nhóm đàm phán của Tổng thống Mỹ Joe Biden trong quá trình thương lượng về việc nâng trần nợ công nhằm tránh cho nền kinh tế lớn nhất thế giới khỏi nguy cơ vỡ nợ "thảm khốc”.
Tuyên bố của Nhà Trắng dẫn lời một quan chức cấp cao trong chính quyền Mỹ khẳng định: "Hiện tồn tại những bất đồng thực sự giữa các bên về những vấn đề ngân sách và tiến trình đàm phán sẽ phải đối mặt với nhiều chông gai… Nhóm (đàm phán) của Tổng thống (Biden) đang nỗ lực hướng tới một giải pháp có thể chấp nhận được đối với lưỡng đảng, để có thể được Hạ viện và Thượng viện thông qua”.
Những bình luận lạc quan của các nhà lãnh đạo chính quyền và Quốc hội Mỹ hôm 18/5 về triển vọng đạt được thỏa thuận nâng giới hạn vay của chính phủ đã khiến cổ phiếu tăng giá, với chỉ số S&P 500 đạt mức cao nhất trong 9 tháng. Tuy vậy, tin tức về tình trạng bế tắc nêu trên đã gây ra sự sụt giảm của chứng khoán trong ngày 19/5, với chỉ số S&P 500 có thời điểm mất gần 0,8%, mặc dù mức giảm đã được điều chỉnh sau đó. Trong khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ đáo hạn vào đầu tháng 6 tiếp tục tăng, cho thấy mối lo ngại về rủi ro vỡ nợ tiềm tàng.
Tổng thống Biden, đang tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7), sẽ cắt ngắn chuyến công du của ông tới khu vực để quay trở về Washington trong ngày 21/5 nhằm cố gắng đạt được thỏa thuận về vấn đề nợ công với phe Cộng hòa.
Theo TTXVN
Nhiệt độ toàn cầu có thể tăng lên mức kỷ lục trong giai đoạn từ năm 2023 đến năm 2027 do khí nhà kính giữ nhiệt và hiện tượng tự nhiên El Nino xảy ra.
Các nhà lãnh đạo G7 đã đồng thuận thực hiện gần như tất cả các biện pháp kinh tế được thiết kế để giảm nguồn lực cung cấp cho quân đội Nga. Nhưng có một lý do khiến các tùy chọn còn lại chưa được thực hiện.
Lệnh trừng phạt của phương Tây giáng lên các ngân hàng của Nga đang gây khó khăn cho việc thanh toán dầu nhập khẩu giữa Moskva và New Delhi.
Cuộc đàm phán về trần nợ công giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden với các nghị sĩ hàng đầu của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa ngày 16/5 đã kết thúc sau chưa đầy một giờ nhóm họp, trong bối cảnh nỗ lo về kịch bản vỡ nợ chưa từng có tiền lệ của Mỹ đã khiến Tổng thống Biden quyết định cắt ngắn chuyến công du châu Á sắp tới.
Nhờ giá năng lượng thấp, tiêu thụ khí đốt giảm, nguồn cung được đa dạng hoá nhanh chóng, cùng sự cải thiện của thị trường lao động đã giúp nền kinh tế châu Âu phục hồi.
Theo kết quả sơ bộ cuộc bầu cử Tổng thống và Quốc hội do Hội đồng bầu cử tối cao Thổ Nhĩ Kỳ (YSK) công bố sáng 15/5, với 96,41% số phiếu được kiểm, Tổng thống đương nhiệm Tayyip Erdogan (T.Éc-đô-gan) thuộc đảng Công lý và Phát triển (AKP) cầm quyền giành được 49,42% số phiếu ủng hộ.