Bình Nhưỡng tuyên bố sẽ tiếp tục nỗ lực phóng một vệ tinh quân sự "càng sớm càng tốt" gây lo ngại cho các nước láng giềng.



Người dân Hàn Quốc theo dõi thông tin về vụ phóng tên lửa của Triều Tiên hôm 31/5. Ảnh: AFP
Bộ Quốc phòng Nhật Bản ngày 12/6 đã ra thông báo về việc kéo dài vô thời hạn lệnh giám sát và phá hủy bất kỳ tên lửa, tên lửa đạn đạo hoặc mảnh vỡ nào có thể gây ra mối đe dọa cho lãnh thổ nước này sau khi CHDCND Triều Tiên tuyên bố sẽ tiếp tục nỗ lực tiến hành một vụ phóng vệ tinh quân sự mới.

Thông cáo của Bộ Quốc phòng Nhật Bản nhấn mạnh: "Liên quan đến lệnh về việc áp dụng các biện pháp phá hủy tên lửa đạn đạo, được ban hành vào ngày 29/5/2023, chúng tôi sẽ tạm thời gia hạn thêm thời gian sau ngày 11/6/2023".

Tokyo đã ban hành lệnh bắn hạ tên lửa của Triều Tiên lần đầu vào cuối tháng 5 sau khi Bình Nhưỡng cảnh báo Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản về ý định phóng một vệ tinh quân sự lên quỹ đạo. Quân đội Nhật Bản tiếp tục triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot do Mỹ sản xuất đến các đảo phía tây nam, trong khi các tàu khu trục lớp Aegis của Nhật Bản có trang bị tên lửa đánh chặn SM-3 cũng được gửi đến tuần tra ở vùng Biển Hoa Đông.

Hôm 31/5, Triều Tiên xác nhận một tên lửa mang vệ tinh quân sự Malligyong-1 của nước này đã rơi xuống biển Hoàng Hải sau khi động cơ gặp "trục trặc".

Sau vụ phóng bất thành này, bà Kim Yo-jong, em gái của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, khẳng định "chắc chắn vệ tinh trinh sát quân sự của CHDCND Triều Tiên sẽ được đưa chính xác vào quỹ đạo không gian trong tương lai gần và bắt đầu sứ mệnh của mình".

Hàn Quốc cũng gia tăng cảnh báo trước khả năng diễn ra một một vụ phóng thứ hai có thể xảy ra. Một quan chức cấp cao tại Seoul nhấn mạnh: "Mặc dù thời gian thông báo đã kết thúc, Triều Tiên có thể phóng tên lửa đạn đạo tầm xa bất cứ lúc nào mà không cần thông báo trước". Sau vụ phóng thất bại, quân đội Hàn Quốc được cho là đã xác định vị trí và trục vớt một số mảnh vỡ, đồng thời công bố hình ảnh cho thấy một bộ phận dường như là thùng nhiên liệu lỏng.

Một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã cấm Bình Nhưỡng sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo cho bất kỳ mục đích nào, kể cả phóng vệ tinh. Trong một cuộc họp của HĐBA LHQ hồi đầu tháng này, Mỹ đã kêu gọi các thành viên khác tham gia lên án "hành vi bất hợp pháp" của Triều Tiên. Washington cũng kêu gọi HĐBA LHQ đảm bảo rằng Triều Tiên không thực hiện thêm nỗ lực phóng vệ tinh lên quỹ đạo. Tuy nhiên, Nga và Trung Quốc đã từ chối tuyên bố này, cho rằng có những lo ngại an ninh chính đáng đằng sau hành động của Bình Nhưỡng.


                                                  TheoBaotintuc

Các tin khác


Vỡ đập thủy điện ở Ukraine, nhiều người dân phải sơ tán

Ngày 6/6, đập thủy điện Kakhovka trên sông Dnipro ở Kherson, miền nam Ukraine, bị vỡ khiến nhiều hộ gia đình phải sơ tán.

Mỹ: Ford thu hồi hơn 125.000 xe SUV do nguy cơ cháy buồng động cơ

Hãng xe ô-tô Ford vừa đưa ra thông báo thu hồi để sửa chữa hơn 125.000 xe ô-tô thể thao đa dụng (SUV) tại Mỹ vì nguy cơ cháy cháy buồng động cơ và kêu gọi các chủ xe đưa xe đi kiểm tra.

Đoàn Bộ Quốc phòng Việt Nam tham dự nhiều hoạt động tại Đối thoại Shangri-La

Trong khuôn khổ tham dự Đối thoại Shangri-La lần thứ 20 tại Singapore từ ngày 2 đến 4/6, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, tham dự các phiên họp toàn thể, chiêu đãi chính thức và tiếp tục tiến hành các cuộc gặp song phương bên lề sự kiện.

Đã xác định được nguyên nhân vụ tai nạn tàu hỏa thảm khốc tại Ấn Độ

Đã xác định được nguyên nhân cũng như những người chịu trách nhiệm về vụ tai nạn đường sắt thảm khốc ở bang Odisha, Ấn Độ vào tối 2/6 vừa qua.

Mỹ thúc giục Trung Quốc củng cố đối thoại quốc phòng

Ngày 3/6, Mỹ đã đưa ra lời kêu gọi đàm phán mới với Trung Quốc, khi Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin kêu gọi Bắc Kinh tham gia đối thoại với Washington với tư cách là các nhà lãnh đạo quốc phòng có trách nhiệm.

Nam Phi cử 400 lính cứu hỏa hỗ trợ dập cháy rừng ở Canada

Phóng viên TTVXN tại Nam Phi dẫn thông báo của Bộ Lâm nghiệp, Ngư nghiệp và Môi trường nước này ngày 2/6 cho biết Nam Phi sẽ gửi 400 lính cứu hỏa đến tỉnh bang Alberta của Canada để hỗ trợ công tác dập tắt các đám cháy rừng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục